Previous Page  17 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 17 / 92 Next Page
Page Background

17

(NPA) của Nhật đã loan báo sẽ triển khai

23.000 nhân viên công lực để bảo đảm

an ninh, với 16.000 người được điều tới

tỉnh Mie và 7.000 người tới tỉnh Aichi.

Đây là những thành viên thuộc đơn vị

đặc nhiệm của sở cảnh sát các tỉnh. Các

đơn vị đặc nhiệm được huấn luyện để

ngăn chặn các cuộc

tấn công từ máy

bay không người

lái được điều tới

nhiều khu vực khác

nhau. Riêng công

tác đảm bảo an

ninh tại nơi diễn ra

Hội nghị thượng

đỉnh G7 (khách sạn

Shima Kanko), lực

lượng cảnh sát đã

phối hợp với chính

quyền địa phương dựng lên một “vành

đai thép”. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã

lệnh cho Lực lượng phòng vệ trên không

điều máy bay tuần tra E-767 tới giám sát

24/24h không phận khu vực diễn ra Hội

nghị thượng đỉnh G7. Trong khi đó, lực

lượng phòng vệ trên biển điều nhiều khu

trục hạm, trong đó có tàu được trang bị

hệ thống tác chiến Aegis đến các vùng

biển lân cận. Lực lượng phòng vệ trên

mặt đất triển khai một đơn vị trực thăng

để đưa đại biểu từ sân bay tới nơi diễn ra

Hội nghị…

Cơ quan thường trú tại Nhật Bản đã

tham dự nhiều hội nghị lớn nhưng chưa

lần nào việc di chuyển lại xa và phức tạp

như lần này. Nhật Bản xem việc đảm bảo

an ninh là ưu tiên lớn nhất nên họ quyết

định tổ chức hội nghị tại Kashiko là một

hòn đảo rất nhỏ, nằm sát phía biển bán

đảo Ise - Shima. Đây là khu vực hẻo lánh

với rất ít dân cư sinh sống, chỉ có một

con đường duy nhất nối Kashiko với bên

ngoài. Đây là cách để Nhật Bản kiểm soát

hoạt động ra vào

đảo. Từ khách sạn

dành cho phóng

viên, chúng tôi

phải đi xe buýt

40 phút mới đến

Trung tâm Báo chí,

và từ đó lại phải

đi thêm 1h đồng

hồ mới đến khách

sạn, nơi diễn ra Hội

nghị thượng đỉnh.

Các nhà tổ chức rõ ràng đã cố tình đặt

Trung tâm Báo chí hoàn toàn biệt lập với

nơi diễn ra hội nghị để tiện cho việc đảm

bảo an ninh.

Vậy ê

kip phóng viên của VTV tại

Nhật có bắt kịp guồng quay sản xuất tin

bài rất áp lực?

Do việc di chuyển giữa các địa điểm

rất mất thời gian nên chúng tôi phải cân

nhắc rất kĩ việc sẽ ở đâu, làm gì trong

thời gian diễn ra Hội nghị. Thêm vào

đó, do Đài THVN có rất nhiều bản tin

nên việc sản xuất tin bài được đòi hỏi

với cường độ rất cao. Trung bình một

ngày chúng tôi phải lên sóng ở 9 bản tin,

phần lớn trong đó là truyền hình trực

tiếp, diễn ra từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối,

trong đó thời điểm buổi trưa và buổi tối

là lúc có nhiều bản tin dồn dập, đòi hỏi

sự phản ứng nhanh nhạy. Chúng tôi để ý

thấy rằng, xung quanh nơi chúng tôi tác

nghiệp, nhiều đơn vị truyền thông quốc

tế khác cũng lên sóng trực tiếp liên tục,

cho thấy hoạt động của phóng viên tại Hội

nghị hết sức bận rộn.

Việc đồng hành, sát cánh cùng các

phóng viên quốc tế chắc hẳn cũng giúp

ê kíp học được nhiều kinh nghiệm hay

của họ?

Cơ quan thường trú VTV tại Nhật Bản

đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế lớn,

nhưng G7 là Hội nghị lớn nhất mà chúng

tôi từng đưa tin. Hội nghị thu hút hàng

trăm nhà báo đến từ rất nhiều cơ quan báo

chí lớn như: NHK, BBC, CNN,... Ở đó, ai

cũng bận rộn với công việc của mình, có

công việc phải làm. Chúng tôi có thể cảm

nhận sự chuyên nghiệp của họ, thái độ làm

việc nghiêm túc. Sau này, khi tham dự các

hội nghị quốc tế lớn khác, chúng tôi sẽ có

thêm nhiều kinh nghiệm quý giá để hoàn

thành tốt công việc của mình.

Ngọc Mai

(Thực hiện)

G7 là hội nghị quốc tế lớn nhất chúng tôi

tham dự, để lại cho tôi nhiều dư âm về

mức độ khó khăn trong tác nghiệp, về sự

sôi động của môi trường báo chí quốc tế.

Đây cũng là một kỉ niệm đẹp nơi chúng

tôi đã làm việc hết mình, cố gắng hết

mình để đáp ứng những yêu cầu thông

tin và tiêu chuẩn công việc ngày càng

cao của Đài THVN nói riêng và của

ngành báo chí chúng ta nói chung.

Nhóm phóng viên dựng

tin bài tại trung tâm

báo chí quốc tế ở Ise Shima.

Lực lượng an ninh dẫn đường cho

các quan chức tham dự hội nghị

Phóng viên Đức Cường dẫn hiện trường tại

Trung tâm báo chí quốc tế ở Ise Shima.