Previous Page  85 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 85 / 92 Next Page
Page Background

85

Đừng để phải nói “giá như”

Các bậc cha mẹ cần nói với nhau

và nói với trẻ về nạn xâm hại tình dục.

Nói về điều đó là bước đầu tiên để

ngăn chặn. Sự im lặng chỉ bảo vệ kẻ

xâm hại mà thôi. Để trẻ an toàn, chúng

ta phải dạy cho trẻ kiến thức, kĩ năng

và tự tin để cự tuyệt những hành vi xấu

về tình dục, thậm chí của những người

lớn hơn, khỏe hơn và có sức mạnh

hơn. Chuyên gia tâm lí Trương Quốc

Cường, Khoa Tâm lí, Bệnh viện Nhi

đồng 2 khuyên: “Chúng ta phải dạy

cho trẻ biết về quyền riêng tư, không ai

được phép đụng chạm đến cơ thể của

các em, kể cả người thân quen. Các em

có quyền từ chối bất cứ ai đụng chạm

đến cơ thể mình. Dạy cho các con biết

ai là người tốt, ai là người xấu và đặc

biệt chúng ta phải biết lắng nghe sự

chia sẻ của các con”.

Theo TS Vũ Thu Hương, giảng viên

Đại học Sư phạm, cách đơn giản nhất

là cha mẹ cho con mặc đồ lót từ sớm,

chừng 3 tuổi, rồi dặn con: “Khu vực

cơ thể bên trong đồ lót là bất khả xâm

phạm. Ai động vào khu vực đó của con

là người xấu, dù đó là người thân thiết

đến thế nào”. Hầu hết mọi người đều

cảm thấy không thoải mái khi nói về

sự xâm hại tình dục, hoặc thảo luận về

những tác động xấu do kết quả của sự

xâm hại tình dục. Tuy nhiên, nạn xâm

hại tình dục chỉ có thể được ngăn chặn

khi tất cả mọi người có thể nói về điều

đó. Càng nhiều người biết về hiện trạng

này, chúng ta càng tăng cường biện

pháp bảo vệ con em mình. Chia sẻ kinh

nghiệm của mình, nhạc sĩ Quốc Trung

cho biết, anh thường xuyên trò chuyện

với các con, kể những câu chuyện giúp

nhận diện chuyện lạm dụng tình dục

và biết cách phản ứng khi bị lạm dụng:

“Tôi nghĩ, lạm dụng tình dục cũng như

bạo lực tình dục đối với trẻ xuất phát từ

việc chưa hiểu biết của các cháu. Thứ

nhất là không hiểu thế nào là bị lạm

dụng. Và trong những khi chưa được

giáo dục cụ thể, chưa có những kinh

nghiệm, kiến thức thì các cháu rất dễ

nhầm lẫn giữa việc được yêu thương,

được chiều chuộng và điều đó dẫn tới

hành vi xâm phạm tình dục”.

Tất cả các nước trên thế giới đều có

những biện pháp và chế tài cụ thể để

ngăn chặn nạn ấu dâm. Những đứa trẻ

ngây thơ, vô tội đang sống trong một

môi trường nguy hiểm nhưng người

lớn thì vẫn coi đó là vấn đề nhạy cảm,

đáng xấu hổ, không muốn đưa ra ánh

sáng. Đã đến lúc cần phải vứt bỏ định

kiến cũ để bảo vệ con em chúng ta.

Theo TS Khuất Thu Hồng, giải pháp

cơ bản để khắc phục tình trạng này là

sự phát triển đồng bộ chương trình giáo

dục giới tính trong nhà trường, từ mẫu

giáo. Các chương trình giáo dục cộng

đồng cũng cần được nhân rộng để mọi

người cùng hiểu và vượt qua yếu tố gọi

là “nhạy cảm”.

Bảo Anh