83
nhảy nhót. Đó dường là niềm yêu thích
lớn của con gái. Tôi đã nghĩ sẽ cho cháu
đi học nhảy hoặc học hát. Nhưng khi hỏi
ý kiến thì cháu lại bảo thích học vẽ. Đó là
điều mà cả nhà tôi ai cũng bất ngờ. Khi
cho đi học vẽ thì cháu thích và đam mê,
cháu tập trung và làm đến nơi đến chốn.
Thế nên với con trẻ, tôi nghĩ, lắng nghe
con là một trong những điều vô cùng
quan trọng, có vậy mình mới hiểu con,
gần gũi và chia sẻ được với con.
“
Con gái là người tình kiếp trước
của bố”, Hồng Đăng thấy câu đó có
đúng với bạn và con gái mình không?
Nhím có thường xuyên chia sẻ, gần gũi
với bố Đăng không?
Tôi nghĩ câu nói đó rất đúng. Mỗi khi
tôi nặng lời với cháu thì sau đó bản thân
tôi lại thấy hối hận và buồn lắm. Cho nên,
hầu như sau những lời mắng của tôi lại là
một món quà dành cho con. Có thể chỉ là
cốc chè hoặc được đi đến khu vui chơi,
hoặc một đồ vật gì đó để thay cho lời xin
lỗi của tôi. Tôi đi làm về là cháu sẽ chạy
tới ôm và bắt đầu kể về những chuyện
xảy ra trong ngày như bản tin thời sự vậy.
Vậy trong gia đình anh, ai là người
thường “đóng vai ác” với con cái?
Có lẽ vai ác nhất là tôi. Chẳng ai
“phân công” nhưng có lẽ tôi cứ bị nhận
vai đó thôi. Nhím và em gái thường
xuyên chành chọe, tranh cãi nhau và tôi
thường là người đứng ra phân xử. Tôi
biết Nhím luôn có cảm giác bố mẹ yêu
em hơn. Vì thế, khi đồng hành với Nhím
trong cuộc chơi
Bố ơi, mình đi đâu thế?
tôi còn mong Nhím hiểu thêm rằng, bố sẽ
chăm sóc con tốt nhất như mẹ đã chăm
con và tình yêu bố dành cho Nhím luôn
luôn nhiều như thế.
Một cô bé cá tính như thế, lại sẵn
tâm lí hay bị bố mắng, làm sao để thuyết
phục Nhím tham gia cuộc chơi
khá dài hơi đó với bố?
Ở nhà, con gái tôi
có tính “cả thèm
chóng chán”.
Vì thế, khi nói
chuyện với con
về các chuyến
đi trong chương
trình, tôi đã đặt
Nhím vào trong
tình huống phải
lựa chọn. Nhím
muốn có một cái giường
tầng màu hồng, tôi đề nghị
cháu tham gia chương trình như một
nhiệm vụ và phải hoàn thành một cách tốt
nhất thì mới có phần thưởng yêu thích.
Tôi biết, đưa ra điều kiện như thế cũng
không phải là cách làm chuẩn nhất nhưng
tôi muốn cháu hiểu và phải có trách
nhiệm để làm sao đạt được mong muốn
của mình cũng như giữ gìn nó.
Thường những bé gái với tính
cách mít ướt sẽ khóc ngay những ngày
đầu tiên trải nghiệm xa nhà, còn phản
ứng của Nhím ra sao?
Nhím không hề khóc. Ban đêm, khi
chuẩn bị đi ngủ, tôi biết cháu nhớ mẹ,
nhớ em qua cách cháu hỏi tôi vài lần: “Bố
nhớ ai, có nhớ mẹ không?”. Cháu cũng
hơi buồn nhưng tôi chỉ vỗ về, nói sang
chuyện khác là ổn cả. Nhím khá cứng cỏi.
Vậy mức độ thân thiết của anh và
bé Nhím đã có thay đổi ra sao?
Nhím thay đổi khá nhiều, cháu hiểu
tôi hơn và quan trọng hơn là cháu muốn
được trải nghiệm nhiều chuyến đi
hơn nữa cùng ba. Sau chuyến
đi đầu tiên về đến nhà,
mọi người trong gia đình
đều nhận thấy cháu có
những ứng xử, lời ăn
tiếng nói khác hẳn, có
phép tắc hơn.
Điều gì anh
thường dạy hoặc muốn
có ở các con của mình?
Điều mà tôi luôn dạy cháu
đó là sự trung thực. Đó sẽ là hành
trang cơ bản cho cháu bước chân vào đời.
Chặng đường dài
Bố ơi, mình đi
đâu thế
?
có ảnh hưởng đến những dự
án phim ảnh mà Hồng Đăng đã, đang
và sẽ thực hiện trong năm 2016?
Thực ra thì cũng có ảnh hưởng đấy.
Sau chuyến đi, tôi thường xin nghỉ thêm
một ngày để hồi sức. Tôi vừa hoàn thành
xong bộ phim
Zippo Mù Tạt và em
và
hiện giờ tôi đang tham gia bộ phim
Người
phán xử.
Tháng 6 này sẽ là phim
Tuổi
thanh xuân
. Hi vọng khán giả luôn yêu
mến và ủng hộ Hồng Đăng.
Cảm ơn Hồng Đăng!
Thục Miên
(Thực hiện)
Hồng Đăng và bé Nhím
trong chương trình
Bố ơi, mình đi đâu thế?