Previous Page  49 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 49 / 92 Next Page
Page Background

49

bản phân cảnh phim thật kĩ và chặt

chẽ. Phim được cấu tứ thành ba trường

đoạn chính.

Một là, Nguyễn Tất Thành - Văn Ba

ra đi tìm đường cứu nước, mở đầu của

hành trình vạn dặm dài ba mươi năm

hoạt động ở nước ngoài của Người. Đây

là giai đoạn, từ chủ nghĩa yêu nước,

Người đến được với cách mạng vô sản.

Hai là, thời kì Người tham gia sáng

lập Đảng Cộng sản Pháp, tiền đề cho

việc lựa chọn con đường cứu nước, giải

phóng dân tộc. Giai đoạn này, Người còn

là chủ bút báo Người cùng khổ và cho ra

đời tác phẩm quan trọng

Bản án chế độ

thực dân.

Đây là bản cáo trạng đối với

chủ nghĩa đế quốc, thức tỉnh nhân dân

Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên

toàn thế giới.

Ba là, giai đoạn Người chuẩn bị về

lí luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản

Việt Nam và chỉ đạo phong trào cách

mạng Việt Nam tiến hành cuộc cách

mạng giải phóng dân tộc. Giai

đoạn này có nhiều

sự kiện đặc

biệt: Ngày

03/02/1930,

dưới sự chủ trì

của Nguyễn Ái

Quốc tại Hương

Cảng (Trung

Quốc), Đảng Cộng

sản Việt Nam ra

đời, chấm dứt sự

khủng hoảng về

đường lối chính trị, về con đường cứu

nước, cứu dân…; Ngày 28/1/1941, tại

cột mốc 108 biên giới Việt Trung, sau 30

năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người

đã bí mật trở về nước trực tiếp chỉ đạo

cách mạng Việt Nam; Ngày 2/9/1945,

đỉnh cao kết quả của hành trình tìm

đường cứu nước, giải phóng dân tộc đó

là sự ra đời của Tuyên ngôn Độc lập và

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Với tư cách là đạo diễn, anh có

thể chia sẻ thêm về hành trình

Người đi

tìm hình của nước

đã được ê kíp tái

hiện trong phim?

Trong hành trình làm phim lần này,

chúng tôi đã trở lại đất Nghệ An, về làng

Sen quê Bác. Ở quê nội và quê ngoại

của Bác Hồ, những ngôi nhà tranh đơn

sơ Bác đã sống thuở ấu thơ tạo nên vẻ

bình dị của một vùng di tích thiêng liêng.

Từ Nghệ An, đoàn làm phim đi tiếp vào

Thừa Thiên Huế, nơi Bác và gia đình đã

có 10 năm sống, lao động và học tập.

Đây cũng chính là nơi Người đã chứng

kiến nỗi gian lao, nỗi đau của gia đình

đến tột cùng khi mất mẹ, mất em.

Từ Huế, hành trình tìm đường cứu

nước của Người đã đưa chúng tôi tới

ngôi trường nhỏ Dục Thanh thuộc tỉnh

Bình Thuận. Năm 1910, Nguyễn Tất

Thành tròn 20 tuổi và trở thành thầy

giáo trẻ nhất ở đây. Điểm tới tiếp

theo của chúng tôi là Sài Gòn - thành phố

Hồ Chí Minh ngày nay. Tại nơi này, 105

năm trước, con tàu Latouche Tréville đã

đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn

Tất Thành rời cảng Sài Gòn đến Singapore,

Colombia, Cảng Said (Ai Cập), Cảng

Marseille (Pháp)… rồi cập bến Le Havre

để thực hiện hành trình tìm đường cứu

nước qua ba châu, bốn biển như chúng ta

đã biết.

Trở lại những nơi mà hơn 100

năm trước Bác Hồ đã sống, học tập và

làm việc, địa danh lịch sử nào để lại cho

anh ấn tượng sâu sắc nhất? Thủ pháp

điện ảnh nào đã được anh lựa chọn cho

bộ phim này?

Người đi tìm hình của nước

là phim

tài liệu chính luận nên tôi chọn lối kể

chuyện chân thật và cô đọng. Bên cạnh

các tư liệu lịch sử, các luận điểm được

làm rõ thông qua các ý kiến phân tích,

đánh giá của các nhà nghiên cứu. Chúng

tôi tiến hành ghi hình ở rất nhiều nơi

như: Bến cảng Nhà Rồng - điểm xuất

phát của hành trình cứu nước; Cột mốc

108 Cao Bằng - nơi Bác về nước lãnh

đạo cách mạng Việt Nam giành lại độc

lập tự do cho đất nước; Nghệ An - quê

hương Người… Mỗi địa danh đều có

ý nghĩa và vai trò nhất định trong việc

hun đúc lòng yêu nước và ý chí quyết

tâm phải tìm ra con đường cứu nước của

Người nhưng Huế là nơi để lại cho tôi

ấn tượng sâu sắc nhất. Đây là nơi Bác

cùng gia đình đã trải qua những năm

tháng khó khăn, cơ cực nhất. Đây cũng

là nơi Người tận mắt chứng kiến nỗi

nhục mất nước, mất tự do của cả một

quốc gia, dân tộc. Thời gian sống ở Huế

không dài nhưng có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng đối với việc hình thành nhân

cách Hồ Chí Minh

sau này.

Phim tài liệu

Người đi tìm hình

của nước

đưa đến cho

khán giả cái nhìn

khái quát và

xuyên suốt về con

đường cứu nước

của Bác. Với bộ

phim này, anh còn

điều gì muốn nhắn

nhủ tới khán giả?

Để tìm ra con đường

cứu nước và vận dụng

sáng tạo vào hoàn cảnh

thực tế của Việt Nam, Bác

Hồ đã phải trải một hành trình dài đầy

gian nan, nhiều năm sống bằng lao động

cực nhọc, thậm chí hai lần bị bắt và tù

đày… Đặc biệt, với bộ óc thông minh,

Người đã tiếp cận với nhiều nền văn hóa,

biết nhiều ngoại ngữ, có vốn tri thức uyên

bác về nhiều mặt, vừa yêu nước vừa có

tinh thần quốc tế trong sáng. Sáu mươi

năm hoạt động cách mạng liên tục, Người

đã dâng trọn cuộc đời mình cho nhân dân

Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Bộ phim là

một bằng chứng sống động nhất về cuộc

đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong

phú của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh

hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn

hóa thế giới.

Cảm ơn anh!

Trần Yến

(Thực hiện)

Trường Quốc học Huế

Học sinh xem triển lãm tại

triển lãm Bảo tàng HCM - TP HCM

Đình Tân Trào nơi họp

Quốc dân đại hội Tân Trào