Previous Page  33 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 33 / 92 Next Page
Page Background

33

tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66

Nguyễn Thái Học, Hà Nội), họa sĩ Trần

Thanh Thục có một triển lãm mĩ thuật

chung với họa sĩ Lê Tuấn Anh với chủ

đề

Đồng dao mùa hạ

trong đó có 25

bức tranh cắt vải kích thước từ 50 x

50cm, đến 60 x120cm vô cùng độc đáo

của bà. Với

Đồng dao mùa hạ,

công

chúng có thể thấy một Trần Thanh Thục

tỉ mỉ với những vụn vải để kết thành

tác phẩm lộng lẫy về vùng cao hay dịu

dàng tôn vinh vẻ đẹp của làng quê, với

cánh đồng, dòng sông, lũy tre xanh,

giếng làng… Xem tranh của bà là cuộc

trở về với thiên nhiên trong lành, ở đó

có những giai điệu mùa hạ cất lên, thân

thuộc và ám ảnh.

Art collage - nghệ thuật cắt dán ảnh,

vải hoặc giấy, que diêm... thành tác

phẩm nghệ thuật đã có từ lâu trên thế

giới. Nhưng trong nước, dòng tranh này

khá xa lạ với nhiều người sáng tác cũng

như người thưởng thức hội họa. Chính

vì thế, sự gắn bó và đào sâu vào nghệ

thuật này của họa sĩ Thanh Thục đã

giúp bà có một lối đi riêng, khá độc đáo.

Với nhiều đường cắt duyên dáng, phối

màu tinh tế, kích thước đa dạng của vải

là những chất liệu “đắt” để với họa sĩ

Thanh Thục sáng tạo nên các họa phẩm

sinh động. Tranh của Thanh Thục được

đánh giá là mang lại cho người xem

không gian mĩ thuật sâu, rất ấn tượng và

gợi mở nhiều ý nghĩa về cuộc sống.

Theo họa sĩ Trần Thanh Thục, mỗi

mảnh vải khi được sản xuất ra đều đã

qua tay một người họa sĩ. Bởi vậy, nó

đã có tính mĩ thuật trong các họa tiết,

màu sắc nên rất phong phú. Khi sử dụng

nguyên liệu này, bà đã tận dụng được sự

phong phú vốn có của nó. Thế nhưng,

cũng chính điểm này đôi khi cũng gây

bất lợi cho họa sĩ. Bởi đôi lúc, có những

họa tiết, màu sắc cần dùng bà phải tìm

kiếm vô cùng kì công. Có khi chỉ cần

vài chi tiết nhỏ cho bức tranh bà phải đi

rất nhiều chợ vải, lựa vài chục tấm mua

về, chỉ cắt lấy mấy mẩu nhỏ, có màu

sắc, họa tiết đúng ý đồ nghệ thuật của

mình. Thế nhưng, bà không tiếc tiền,

tiếc công sức để thỏa niềm đam mê.

Công việc của

một công chức tại

Viện Vật lý địa cầu

thuộc Viện Hàn

lâm Khoa học và

Công nghệ Việt

Nam chiếm khá

nhiều thời gian

nên bà chỉ tranh

thủ thời gian ít ỏi

còn lại để sáng tác

tranh cắt vải. Hình

ảnh người phụ nữ

dịu dàng, cần mẫn

bên những phác

thảo và khéo léo

điều khiển cây kéo

trong một núi vải

của Thanh Thục

giống như con

ong chăm chỉ đem

mật ngọt đến cho

đời. Với lưng vốn

vài trăm tác phẩm

nhưng hầu như

chỉ ra đời một thời

gian, tranh của bà

lại đi theo chủ mới.

Chúng tỏa đi khắp

mọi nơi, làm đẹp cho các ngôi nhà và có

khi nằm trong bộ sưu tập nào đó tít tận

trời Tây. Với họa sĩ Trần Thanh Thục

thì đó chính là nguồn động lực lớn để bà

tiếp tục cháy hết mình với đam mê tranh

cắt vải.

Ngọc Mai