Previous Page  30 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 30 / 92 Next Page
Page Background

30

VTV

Văn hóa

Giải trí

N

gười Làng Đại Phu lại gọi hát

Dô bằng một cái tên văn thơ

hơn đó là “điệu hát của

Thánh Tản Viên”. Điệu hát

Dô đã đi qua những ngày “giông bão”

bởi sự lãng quên và “ghẻ lạnh” của

người dân để phục hồi và có sức lan tỏa

vô cùng mạnh mẽ, để rồi vượt qua cả

biên giới Việt Nam mà “đặt chân” đến

sân khấu nước ngoài.

Điệu hát đi vào quên lãng

Tôi dành cả một buổi chiều để tìm

hiểu về điệu hát Dô thông qua ông

Kiều Văn Bạch một cán bộ phụ trách văn

phòng Ủy ban xã Liệp Tuyết và cũng là

người nắm giữ nhiều tài liệu, kiến thức

liên quan đến điệu hát cổ này. Qua lời kể

của ông Bạch, làn điệu hát Dô mà Liệp

Tuyết đang có là làn điệu cổ nhất mà dân

tộc còn lưu truyền được đến ngày nay.

Hát Dô là làn điệu phản ánh nhận thức

của con người Lạc Việt về thiên nhiên và

ước mơ của nông dân về một cuộc đời

êm ấm, thời tiết thuận hòa, mùa màng bội

thu, con cháu đông đúc. Hát hội Dô còn

là tiếng ca trữ tình, nồng nàn về tình yêu

nam nữ, về hạnh phúc lứa đôi của người

nông dân dưới chế độ phong kiến.

Căn cứ theo lời kể và sổ sách về điệu

hát Dô mà ông Bạch cung cấp, gốc tích

hát Dô được thuật lại như sau: Trong một

lần đức Thánh Tản du ngoạn có đi qua

đoạn ven sông Tích. Khi đến xã Lạp Hạ

(nay là Liệp Tuyết) thấy ruộng đất phì

nhiêu nhưng dân cư nghèo nàn, thưa thớt,

ngài bèn dừng lại dạy dân trồng trọt, cày

cấy. Không chỉ vậy, ngài còn gọi nam

thanh nữ tú (trai chưa vợ, gái chưa chồng)

đến dạy hát múa. Sau đó, Đức Thánh Tản

ra đi, hẹn mùa lúa chín sẽ về.

Mùa đó, người dân Lạp Hạ bội thu

nhưng ngóng chờ mãi vẫn không thấy

ân nhân quay lại. Người dân bèn dựng

đền Khánh Xuân để lưu giữ và truyền

dạy những điệu hát Thánh dạy. Bẵng

đi quãng thời gian 36 năm sau, Đức

Thánh Tản Viên mới quay lại. Thấy

dân no ấm, ngài đã cùng dân tổ chức

hát lại những bài hát mà mình đã dạy

thuở nào. Trước khi đi, Thánh Tản cùng

dân Lạp Hạ giao kết rằng hội hát sẽ chỉ

được tổ chức sau khoảng thời gian 36

năm. Ngài cũng nguyền rằng, những ai

dám xóa bỏ giao kết này sẽ gặp những

chuyện không tốt lành…

Theo lời các cao niên làng Đại Phu,

tục lệ khi xưa quy định khá ngặt nghèo

nên người biết tường tận hát Dô gần như

không có ai. Tục lệ ngặt nghèo ở chỗ,

người làng chỉ được phép học hát vào

quãng tháng 8 năm thứ 35. Khi ấy, dân

làng mới bắt đầu đi tuyển các thiếu nữ

từ 12 đến 18 tuổi để học các điệu hát ghi

trong sách cổ. Những người hát nhất thiết

phải đáp ứng yêu cầu như:

Con hát tuổi

hạn hai mươi/ Nếu qua độ ấy thì thôi hát

hò/ Bao giờ đến hội hát Dô/ Thì còn phải

kiếm gái tơ chưa chồng...

Sau khi mở

tráp, việc lấy sách học chỉ diễn ra từ ngày

mùng 10 đến 15. Cách đúng 35 năm sau

mới được mở ra lần tiếp. Sau ngày hội,

dân làng tuyệt đối không ai được nhắc

đến cụm từ “hát Dô”, không được cất

tiếng hát và càng không được phép mở

tráp ra xem sách nếu chưa đúng năm. Tất

cả những đồ vật dùng trong lễ hát Dô như

khăn, váy, túi đeo tay đựng trầu, sách ghi

chép các làn điệu hát đều phải cất

vào đền…

Vượt qua lời nguyền,

dựng lại điệu hát cổ

Quà Thánh rơi ở giữa làng/ Phúc tôi

“nhặt” được phải năng giữ gìn/ Hai con

một nách, không tiền/ Hát Dô tôi biết còn

“hèm” thì... quên

. Lời thơ mà bà Nguyễn

Thị Lan, chủ nhiệm CLB hát Dô xã Liệp

Tuyết đọc cho chúng tôi nghe tưởng

chừng cho vui tai, nhưng nếu ngẫm kĩ thì

nó như một đoạn kết vắn tắt ghi lại quãng

thời gian vượt qua lời nguyền, dựng lại

thành công điệu hát cổ.

Nghe bà Lan thuật lại, năm 1989

huyện Quốc Oai bắt đầu manh nha ý

tưởng phục dựng lại hát Dô nhưng khi

đem đề xuất với dân làng thì ai cũng…

sợ. Người Liệp Tuyết sợ hát Dô một

phần vì lời nguyền, phần khác vì chẳng

ai biết hát Dô là gì ngoài dăm, ba cụ hơn

Những điều chưa kể về

điệu hát Dô

Về làng Đại Phu, xã Liệp Tuyết

(huyện Quốc Oai, Hà Nội) trong

một buổi đầu mùa hạ, bắt gặp

một điệu hát cổ đậm chất xứ

Đoài mà xưa nay người ta

thường gọi bằng cái tên đầy

chất mộc mạc - “hát Dô”.

Một chiếu hát Dô