Previous Page  31 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 31 / 92 Next Page
Page Background

31

80 tuổi thuộc vài làn điệu. Bà Lan chia

sẻ: “Ngày đó chúng tôi tập hợp được 25

người, bao gồm cả những cụ bà và thanh

thiếu niên. Trong xã chỉ còn vỏn vẹn vài cụ

từng hát tại Hội như cụ: Tạ Văn Lai, Kiều

Thị Nhuận, Đàm Thị Điều… sau

khi trình bày lí do muốn lưu

giữ lại điệu hát mà các

cụ thuộc, thuyết phục

mãi tôi cũng ghi lại

được dăm, ba làn

điệu”. Mọi sự đang

tiến triển tốt thì bỗng

dưng có điều trùng

hợp rất khó giải thích,

đó là sau khi các cụ

truyền lại những điệu hát

cổ xong đều sinh ốm đau

rồi mất. Thế rồi, một

thành viên trong câu lạc

bộ cũng xin nghỉ vì gia

đình cấm. Sau khi người này nghỉ, các

thành viên đang học hát Dô cũng lần

lượt xin bà Lan nghỉ theo.

Để lấy lại tinh thần cho mọi người, bà

Lan cùng lãnh đạo địa phương ngoài việc

vận động các thành viên tiếp tục học hát

còn gấp rút “làm lễ”, xin mở cuốn sách cổ

ghi các làn điệu hát Dô trong đền Khánh

Xuân. Năm 1998, Câu lạc bộ hát Dô Liệp

Tuyết chính thức được thành lập.

Theo bà Lan, hát Dô gồm

có tổng cộng 36 làn điệu,

nó gần gũi, dân dã tới

mức, từ câu chữ đến

lối diễn đều hoàn

toàn mô phỏng đời

sống hằng ngày của

người lao động. Ví

dụ như:

Rủ là rủ nhau,

rủ là rủ nhau, ồ rằng

lên núi, ồ rằng lên núi, lên

núi hái chè/ Hái dăm ba

mớ, xuống khe, xuống

khe ta ngồi, ta ngồi

...

Đặc biệt hơn, nó hay

theo đúng nghĩa với âm điệu lạ, luyến láy

không thể lẫn với các điệu hát khác.

Nói sâu thêm về hát Dô, ông Kiều

Văn Bạch hồ hởi: “Ghi nhận những giá

trị của hát Dô Liệp Tuyết, năm 2003 Hội

Văn nghệ Dân gian Việt Nam đã công

nhận hát Dô là địa chỉ văn hóa dân gian.

Năm 2005, Hội Văn nghệ dân gian Việt

Nam đã phối hợp với quỹ Ford thực hiện

dự án bảo tồn và phát huy hát Dô. Bà

Nguyễn Thị Lan hiện cũng được các ban

ngành chức năng công nhận danh hiệu

nghệ nhân hát Dô”.

Bằng sự gắng sức bảo tồn, nay hát

Dô ở Liệp Tuyết đã không phải chờ đợi

36 năm mới được tổ chức một lần nữa.

Mỗi độ xuân về, đội hình hát Dô bao gồm

“Cái hát” (người nam giữ nhịp hát) và các

“Bạn nàng” (Những người con gái trong

đội hình hát), lại khiến không khí đón

xuân ở Liệp Tuyết càng trở nên ấm nồng.

Hát Dô không chỉ được những người dân

nơi đây gìn giữ thành công mà nó còn ra

cả nước ngoài. Những điều kì bí do “lời

nguyền của Thánh” đem lại không còn

làm cho người hát Dô sợ hãi nữa mà nó

còn như thêm chút “gia vị” để tạo cho hát

Dô những bí ẩn, linh thiêng.

Văn Hương Lâm

Ông Kiều Văn Bạch đưa ra những

tài liệu chứng minh điệu hát Dô có

gốc tích lâu đời