Previous Page  89 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 89 / 92 Next Page
Page Background

hàng mẫu, hồ nhỏ thì bằng cái chậu

nhưng tất cả đều có màu xanh như

ngọc. Bao quanh các hồ nước là rừng

cây rậm rạp và xa xa là những ngọn

đồi xanh mướt. Hoàng Long nằm ở độ

cao hơn 3.000m so với mực nước biển,

nhưng các đỉnh núi cao thường hơn

4.800m. Ở độ cao 1.700 - 2.300m là

hệ thống rừng với nhiều loài thực vật,

hầu hết các cây lá phong. Từ độ cao

2.300 - 3.600m chủ yếu là cây lá kim

như cây thông... Từ 3.600 - 4.200m

chủ yếu là cây bụi và cỏ. Từ 4.200 -

4.800m, thảm thực vật thưa thớt dần,

chỉ lưa thưa vài bụi cây và trên đỉnh là

băng tuyết vĩnh cửu quanh năm. Đây

cũng là nhà của các loài động vật quý

hiếm có nguy cơ tuyệt chủng bao gồm

gấu trúc khổng lồ và khỉ vàng mũi

hếch Tứ Xuyên, sơn dương...

Cảnh đẹp nhất, kì vĩ nhất ở khu

thắng cảnh Hoàng Long chính là bãi

nham thạch nằm dưới khe núi. Mọi du

khách khi đặt chân đến đây đều không

khỏi ngạc nhiên và trầm trồ khi ngắm

nhìn bãi nham thạch nhấp nhô uốn

lượn như một con rồng vàng khổng lồ.

Điều đó cũng giải thích vì sao nơi đâ

y có tên gọi Hoàng Long.

Dưới cái nắng vàng như rót mật

cộng với sự phản chiếu của ánh mặt

trời, màu sắc trong các hồ nước ở

Hoàng Long càng trở nên rực rỡ. Vì

thế, không sai khi nói nơi đây là “nhân

gian dao trì” nghĩa là những hồ đẹp nơi

trần gian. Như bất cứ du khách nào khi

đặt chân tới đây, chúng tôi cũng tò mò

muốn biết điều gì tạo nên màu sắc độc

đáo này? Một số tài liệu nói rằng, nước

bắt nguồn từ trên đỉnh núi do tuyết tan

tạo nên những dòng chảy trong xanh

và tinh khiết nhưng do tảo và vi khuẩn

trong nước ở đây đã “nhuộm màu” các

hồ nước từ màu vàng, da cam sang màu

xanh lá cây và xanh da trời. Tuy nhiên,

hầu hết các các nhà khoa học lại nghiêng

về giả thuyết rằng, màu sắc đó là do lớp

quặng kim loại dưới đáy hồ. Đỉnh điểm,

có những hồ có đến năm màu sắc gọi

là “hồ ngũ sắc”.

Thật khó để diễn tả hết vẻ đẹp của

thung lũng Hoàng Long, chỉ có thể

nói rằng Mẹ Thiên nhiên đã quá ưu

ái vùng đất này. Vì sức quyến rũ khó

cưỡng của lung thũng “rồng vàng”,

năm 1992, UNESCO đã công nhận

khu thắng cảnh Hoàng Long là di sản

thiên nhiên thế giới.

Bài:

Yến Trần

Ảnh:

Phạm Ngọc Minh

Những cây thông phát

triển kì diệu, bất chấp

hoàn cảnh khắc nghiệt

Những con đường gỗ được thiết kế thân thiện với

môi trường và không làm cản trở dòng chảy

89