57
cậy của báo khác đi cùng cũng là cách
tăng cường sự bảo vệ lẫn nhau.
Được biết mỗi năm, hàng trăm
phu vàng phải tháo chạy vì không chịu
nổi sự bóc lột của chủ và năm nào
cũng có người thiệt mạng do chết ngạt
hoặc sập hầm, vậy khi tác nghiệp, Đỗ
Vinh đã ấn tượng với cảnh mắt thấy
tai nghe nào nhất?
Quảng Nam được xem là thánh địa
của hoạt động khai thác vàng trái phép.
Thông thường, những hầm vàng rộng
hàng ngàn mét, ở độ sâu hàng chục mét.
Nhiều người làm thuê không chịu nổi
sự bóc lột của chủ hầm vàng nên đã
tổ chức trốn chạy. Hàng năm, cơ quan
chức năng đã giải cứu nhiều lao động
trẻ em tháo chạy khỏi địa ngục vàng.
Với chúng tôi, những hình ảnh 4 phu
vàng chết ngạt khí sau nổ mìn lấy quặng
tại hầm vàng thôn Dung, thị trấn Thạnh
Mỹ, huyện Nam Giang, Quảng Nam là
cảnh tượng đầy ám ảnh. 4 người họ
còn rất trẻ, trong đó có 3 người là anh
em ruột quê xã Bảo Thắng, huyện Kỳ
Sơn, Nghệ An. Thi thể lần lượt được
đưa đến Trung tâm y tế huyện, gia đình
nghèo đến nỗi biết 3 con trai chết nhưng
không có tiền vào Quảng Nam đưa
người thân về quê an táng…
Hành trình khám phá địa ngục
vàng đã diễn ra trong bao lâu, ekip đã
ghi hình được những thước phim đắt
giá ra sao?
Ngoài một ít tư liệu tích góp từ
trước - như tư liệu người dân thị trấn
Khâm Đức, huyện Phước Sơn kéo đến
nhà máy vàng Phước Sơn đòi nợ, hầu
hết hình ảnh trong loạt 7 phóng sự
Khai
thác vàng và những hệ lụy
được quay
mới hoàn toàn, thời gian thực hiện gần
2 tuần. Những đoạn phim ấn tượng nhất
đó là chúng tôi theo xe kéo của một
phu vàng từ ngoài miệng hầm vào bên
trong dài hơn 500m. Trong hầm sâu là
một công trường có hàng chục người
đang hì hục khoan đá lấy quặng để vận
chuyển ra ngoài. Chúng tôi đã thiết lập
được mối quan hệ với những người làm
vàng thuê và đã phỏng vấn được họ.
Cảm xúc của Đỗ Vinh như thế
nào sau nửa tháng len lỏi ghi hình
trong hầm sâu, với khí độc cyanua,
những trụ đỡ ọp ẹp
có thể sập bất cứ
lúc nào đã thoát ra
và hoàn thành tác
phẩm một cách
an toàn?
Khi loạt phóng sự
lên sóng VTV1 và
VTV8, nhiều khán giả, bạn bè, người
thân nhắn tin động viên và khuyên
chúng tôi không nên quá mạo hiểm.
Sự hỗ trợ tích cực từ phía Hội đồng
biên tập, sự dấn thân của anh em quay
phim nên chúng tôi đã vượt qua tất
cả. Và tôi nghĩ rằng, đây cũng là công
việc bình thường của hàng ngàn nhà
báo đang ngày đêm tác nghiệp ở hiện
trường để mang lại cho khán giả, độc
giả những tác phẩm có hiệu ứng xã hội
tích cực nhất.
Và những hồi âm của Chính
quyền và người dân sau khi loạt phóng
sự được phát sóng là gì?
Ngay khi phóng sự đầu tiên được
phát sóng trong chương trình
Chào buổi
sáng
vào giữa tháng 6/2016 (Công ty
vàng Bồng Miêu khai thác trái phép),
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Nam
kiểm tra thông tin VTV1 đưa tin.
Ngay trong sáng hôm đó, ông Huỳnh
Khánh Toàn - Phó chủ tịch tỉnh này
đã triệu tập các cơ quan chức năng
của tỉnh đi kiểm tra đột xuất và ghi
nhận đúng thực tế như VTV đã phản
ảnh và ban hành văn bản đình chỉ hoạt
động của công ty vàng Bồng Miêu, đưa
toàn bộ thiết bị ra ngoài khu vực mỏ
vàng… Đầu tháng 7, Ủy viên Bộ chính
trị, Phó Thủ tướng
Trương Hòa Bình
vào Quảng Nam chỉ
đạo xử lí nghiêm
tình trạng khai thác
vàng trái phép tồn
tại dai dẳng và truy
thu nợ thuế 2 công
ty vàng Bồng Miêu
và Phước Sơn. Sau khi có chỉ đạo của
Phó Thủ tướng, Ngân hàng Việt Á đứng
ra bảo lãnh số nợ hơn 334 tỉ đồng của
công ty vàng Phước Sơn nợ thuế trong
nhiều năm. Đến nay, việc trả nợ thuế
diễn ra đúng như chứng thư bảo lãnh.
Sau loạt phóng sự này, Quảng Nam siết
chặt công tác quản lí cấp phép khai thác
vàng, cử lực lượng chốt chặn tại các
điểm nóng khai thác vàng trái phép để
bảo vệ tài nguyên quốc gia. Loạt phóng
sự khai thác vàng này đã mang lại hiệu
ứng xã hội tích cực cho dù nhiều lần
chúng tôi nhận được những cuộc gọi và
những tin nhắn không mong muốn.
Hà Cẩm
(Thực hiện)
Phỏng vấn một quản lí hầm vàng
Lối vào hầm vàng Phước Lộc
Phu vàng đang khai thác quặng trong hầm
Khai thác vàng trong hầm sâu chẳng
khác nào bán mạng kiếm tiền. Ở
miền núi Quảng Nam, có nhiều nghĩa
địa vàng vẫn còn tồn tại trong rừng
sâu như chứng tích về nỗi ám ảnh
mang tên Vàng.