Previous Page  55 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 55 / 92 Next Page
Page Background

55

PV:

Trở lại thời điểm 10 năm

trước khi mới bắt tay phối hợp làm

chương trình này, chắc hẳn anh vẫn còn

nhớ những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu?

-

Đại tá Chế Biên Cương

: Những

ngày đầu tiên, đúng là rất khó cho người

trực tiếp tham gia và phối hợp chương

trình. Vì đây là một chương trình mới, là

game show mang tính giải trí đầu tiên trên

truyền hình dành cho quân đội. Những

người tham gia cố vấn trực tiếp như chúng

tôi có những bỡ ngỡ và đặt ra những câu

hỏi như: chương trình sẽ làm như thế nào,

đây là một chương trình văn nghệ hay là

một chương trình giải trí, lực lượng tham

gia, cổ động viên phải huy động, phối hợp

tổ chức ghi hình ra sao? Khó khăn nhất là

những chương trình trong hai năm đầu;

từ năm thứ ba, thứ tư trở đi,

Chúng tôi là

chiến sĩ

được định hình và kế tiếp nhau

đến năm thứ 10; công tác phối hợp, gắn

kết giữa những người làm chương trình

và các đơn vị càng chặt chẽ, hiệu quả hơn

và quan trọng nhất là chương trình đã rất

thành công.

Anh có thể nói rõ hơn vai trò cố

vấn của mình trong chương trình?

- Với vai trò cố vấn, tôi coi đây là

một vinh dự, đồng thời cũng là một trách

nhiệm gắn với chức trách, nhiệm vụ đang

công tác. Cùng với ban cố vấn và ekip sản

xuất, tôi luôn đề xuất và mạnh dạn đổi

mới trong cách chơi, trong từng nội dung,

phương pháp phối hợp tổ chức ghi hình,

huy động cổ động viên, lực lượng tham

gia chương trình. Đặc biệt là khai thác,

phát huy đặc thù, nhiệm vụ của quân đội,

hình ảnh sinh động về hoạt động của bộ

đội, của các đơn vị gắn với sự phong phú

của bản sắc văn hóa dân tộc, các vùng

miền trong cả nước để mỗi chương trình

được lên sóng một cách hoành tráng và

hấp dẫn.

Không chỉ là một cố vấn, anh còn

là tác giả của nhiều tác phẩm biểu diễn

trong chương trình. Anh có thể chia sẻ

thêm về công việc này?

- Tôi tham gia sáng tác từ khá lâu,

không chỉ sáng tác bài hát mà còn dàn

dựng trực tiếp cho các đơn vị hoặc các

chương trình Gala, sinh nhật hàng năm khi

có thời gian. Với nhiều năm làm cố vấn,

đến được nhiều đơn vị, được chứng kiến

không khí học tập, sinh hoạt, huấn luyện,

hoạt động VHVN của cán bộ chiến sĩ,

những gương mặt dạn dày nắng gió, niềm

vui, sức trẻ của họ đã tạo cho tôi cảm xúc,

những phút giây sâu lắng để viết những

ca khúc cho chương trình, cho đơn vị, cho

bộ đội.

Năm 2017, chủ trương của lãnh

đạo Tổng cục đối với chương trình này

ra sao, thưa anh?

-

Thủ trưởng Tổng cục Chính trị đã chỉ

đạo, định hướng tiếp tục duy trì thực hiện

chương trình, phát huy kết quả đạt được

trong 10 năm qua, phối hợp chặt chẽ về

công tác tổ chức, các lực lượng tham gia,

tích cực đổi mới nội dung để sân chơi

của bộ đội thực sự sinh động, hấp dẫn

với khán giả, thiết thực với đời sống tinh

thần, nhiệm vụ chính trị của các đơn vị

hiện nay.

Với vai trò cố vấn, chúng tôi đề xuất

tăng phần chơi tại đơn vị, ghi hình biểu

diễn tại thao trường huấn luyện, trận địa

pháo, trạm Ra đa, cảng, tàu Hải quân;

tổ chức chặt chẽ để các nghệ sĩ tham gia

chương trình trải nghiệm và ghi hình tại

đơn vị thì hình ảnh của chương trình sẽ kết

nối sinh động hơn, thuyết phục hơn. Về

đối tượng tham gia, chúng tôi sẽ khuyến

khích các đơn vị vùng sâu, vùng xa, biên

giới, các đồn biên phòng, trạm Ra đa, kho,

trạm, xưởng, cấp tiểu đoàn có thể đăng kí

tham gia ghi hình.

Lê Hoa

(Thực hiện)

Ảnh:

Hải Hưng

Gặp vị cố vấn quen thuộc của

Chúng tôi là chiến sĩ

Là một trong những cố vấn theo sát

Chúng tôi là chiến sĩ

trong

10 năm qua, Đại tá Chế Biên Cương - Phó trưởng phòng Văn hóa văn

nghệ, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị đã dành rất nhiều tình

cảm, tâm huyết cho chương trình. Anh cũng chính là tác giả của

nhiều ca khúc dành cho người lính được biểu diễn trong sân chơi

đặc biệt này.

Đại tá Chế Biên Cương (thứ 2 từ phải sang) trong

chuyến công tác tới quần đảo Trường Sa

Nhà báo Phạm Việt Tiến - PTGĐ Đài THVN trao bằng khen cho đại tá

Chế Biên Cương - người có nhiều đóng góp cho chương trình CTLCS