27
bao giờ chứng kiến cảnh mưa lũ dâng
cao lên tận nóc nhà dân như vậy, việc đi
thực tế, trực tiếp tham gia cứu trợ đã giúp
mình hiểu thêm về cuộc sống cơ cực của
người dân nơi đây. Bài học mà tôi rút ra
là làm báo thì phải luôn vận động theo
dòng chảy của thông tin, bởi nếu mình
đứng lại, mãi ngắm nhìn những gì mình
đã làm được thì chắc chắn sẽ thụt lùi và
mình sẽ bị đào thải…
Từ khi thành lập kênh quốc gia
VTV8, bước chuyển này chắc hẳn tác
động không ít đến công việc của bạn và
các đồng nghiệp?
-
Quả thật, kể từ năm 2016, được làm
việc trong một môi trường rất chuyên
nghiệp nên đây chính là cơ hội để tôi và
các đồng nghiệp tại Đà Nẵng có thể rèn
luyện và trau đồi kiến thức cho bản thân
tốt hơn. Thời gian đầu có đội ngũ chuyên
gia vào hướng dẫn, mọi người làm việc
rất tận tâm, quên ngày quên đêm để hỗ
trợ lên sóng VTV8. Các anh chị không
chỉ truyền đạt kinh nghiệm chuyên môn
làm thế nào để lấy tin, khai thác tin,
chuyển tải thông tin nhanh nhất, hay
nhất mà điều quan trọng là các anh chị
đã truyền được ngọn lửa đam mê và tính
trách nhiệm cho các thành viên VTV8.
Bản thân tôi cũng tranh thủ học ở tất cả
các công việc khác nhau, từ vị trí từ kíp
trưởng, kíp viên đến biên tập, MC… Điều
đó sẽ giúp mình làm việc tốt hơn, phối
hợp trong ekip thuận lợi hơn.
Người thân là những
khán giả khó tính nhất
Với nhiều bạn trẻ, nghề dẫn
chương trình là một mơ ước bởi ánh
hào quang của sự nổi tiếng và danh
vọng. Theo bạn, đâu là yếu tố cần và đủ
của một người dẫn chương trình thành
công, đặc biệt đối với người dẫn các
chương trình chính luận?
- Bản thân tôi cho rằng, với nghề
MC, nếu không yêu nghề thì sẽ không
trụ được. Ánh hào quang có thể vụt tắt
bất cứ lúc nào và quan trọng là phải giữ
cho mình được ngọn lửa đam mê, để khi
đối diện với nhiều áp lực đằng sau đó,
đối diện với việc làm thế nào để cân bằng
giữa gia đình và công việc thì mình mới
có động lực cố gắng vươn lên, tiếp tục
với nghề.
Cùng MC Trần Long trong bản tin thời sự VTV8
Để trở thành người dẫn chương trình
truyền hình, nhất là dẫn chính luận, nếu
chỉ có ngoại hình và giọng nói thì sẽ
không chinh phục được khán giả, mà quan
trọng là phải có kiến thức, hiểu và cảm
nhận thông tin để biết rằng mình đang nói
những gì, đang nói với ai và thể hiện như
thế nào cho gần gũi với khán giả truyền
hình. Tôi tự thấy nhiều lĩnh vực mình
chưa hiểu hết được, bản thân cần phải
liên tục trau dồi, học hỏi từ thực tế nhiều
hơn để lấp những khoảng trống kiến thức,
có như vậy việc truyền đạt thông tin đến
khán giả mới gần gũi hơn…
Sinh ra trong một gia đình có
truyền thống về nghề báo, các thành
viên trong gia đình bạn có lẽ luôn là
những khán giả trung thành và khó
tính nhất?
-
Quả thật, những người thân luôn là
khán giả trung thành và khó tính nhất của
tôi. Nếu như mẹ là người luôn luôn theo
dõi từng chương trình của con gái để góp
ý, chỉnh sửa về mặt hình thức thì về phía
ba, tôi luôn nhận được nhiều lời khuyên
rất bổ ích. Tôi may mắn có ba cũng làm
trong ngành truyền hình nên ông thường
chia sẻ nhiều kinh nghiệm cũng như rất
thẳng thắn, nghiêm khắc mỗi khi góp ý,
phê bình con gái. Và chính điều đó giúp
tôi tiến bộ và ý thức hơn với nghề.
Làm công việc được nhiều người
biết đến, chắc hẳn Phương Anh đã nhận
được không ít sự quan tâm và tình cảm
của những người dân Đà Nẵng?
-
Có rất nhiều kỉ niệm với khán giả
trong quá trình làm nghề khiến tôi xúc
động, nhưng đặc biệt nhất là khi tôi nhận
được một cuộc điện thoại của một cặp vợ
chồng khán giả hưu trí. Hôm đó là mồng
2 Tết, bác gọi đến, bảo là thay mặt cho
các bác trong câu lạc bộ hưu trí gửi lời
chúc Tết. Tôi rất xúc động hạnh phúc và
có thêm động lực để theo đuổi nghề này.
Là một trong những “mặt tiền”
của kênh VTV8, Phương Anh làm thế
nào để mang đến cho khán giả cả nước
hình ảnh đặc trưng của người con sinh
ra trên mảnh đất miền Trung?
Tôi là người gốc Quảng Nam nhưng
sinh ra và lớn lên tại TP Đà Nẵng. Bản
thân tôi rất yêu mến TP Đà Nẵng và việc
mình được làm việc trên kênh VTV8 cũng
là cơ hội để tôi có thể tự hào giới thiệu
với khán giả cả nước về mảnh đất và con
người miền Trung. Nếu cần phải thay
đổi thì tôi nghĩ rằng đó phải là sự thay
đổi tư duy tiếp cận thông tin, cách viết
lời dẫn cho hiện đại hơn, hay hơn nhưng
phải đảm bảo tính trung thực, chính xác
chứ không phải là sự thay đổi quá nhiều
về phong cách dẫn, bởi tôi là người miền
Trung và đối tượng mà tôi phục vụ chính
là khán giả miền Trung - Tây Nguyên.
Cảm ơn Phương Anh!
Lê Hoa
(Thực hiện)
Ảnh:
Nhân vật cung cấp