23
và sau đó trở thành căn cứ quân sự để
máy bay của Mỹ sang đánh bom Việt
Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược
của đế quốc Mỹ. Vì thế, ngoài tình
yêu, sự đồng cảm của tuổi trẻ còn là
sự thấu hiểu, thông cảm với nhau khi
cả hai vùng đất cũng đã từng phải trải
qua những năm tháng chiến tranh tàn
phá và những mất mát. Điều này chỉ
là phụ trong câu chuyện phim nhưng
cũng hướng cho khán giả thời nay có
thêm cái nhìn về quá khứ đau thương
và hướng con người tới mục tiêu hòa
bình, yêu thương nhau. “Thông điệp
của bộ phim cũng giống như lời của
một cựu chiến binh trong phim: Có trải
qua chiến tranh mới biết yêu chuộng
hòa bình, có trải qua sự xa cách thì
mới nhận rõ tình yêu thương đối với
nhau” - đạo diễn Vũ Trường Khoa -
một trong hai đạo diễn chính của
Dưới
bầu trời xa cách
cho biết.
Đây là dự án phim hợp tác giữa Đài
Truyền hình Việt Nam với Đài Truyền
hình QAB của tỉnh Okinawa. Phần sản
xuất, ekip thực hiện từ đạo diễn, quay
phim, kĩ thuật… đều từ VFC mang
sang. Bên Đài QAB hỗ trợ những diễn
viên Nhật Bản tham gia trong phim
và các điều kiện về sản xuất trên đất
Nhật, về bối cảnh, việc di chuyển của
đoàn làm phim. 80% câu chuyện, cảnh
quay diễn ra tại Okinawa, còn 20% tại
Hà Nội.
Trên phông nền những cảnh sắc
tuyệt đẹp của Okinawa và Việt Nam,
hai người vốn khác biệt về văn hóa,
quan điểm sống đã vượt qua mọi trở
ngại để đến với nhau. Sự kết nối về xúc
cảm tình yêu đôi lứa, sự kết nối từ quá
khứ đến hiện tại, sự giao lưu văn hóa
chính là những thông điệp đặc biệt của
bộ phim này. Ngoài diễn viên Quang
Sự, phía Việt Nam có sự tham gia của
diễn viên Viết Liên vai ông Tân (bố của
Hải), Hương Giang vai Mỹ Hương…,
vai nữ chính do diễn viên người Nhật -
Karin đóng.
Những khó khăn và
thuận lợi của ekip sản
xuất bộ phim
Dưới
bầu trời xa cách
?
Chúng tôi đã gặp
nhiều thuận lợi trong
dự án này, phía Đài
QAB đã rất chu đáo
trong việc tạo điều
kiện cho đoàn Việt
Nam thực hiện những
cảnh quay công phu, chất
lượng. Họ rất nhiệt tình,
hợp tác trong từng công
đoạn sản xuất. Khó khăn
cũng tương đối nhiều,
điều kiện sản xuất không cho phép
chúng tôi quay dài ngày trong khi
khối lượng công việc rất lớn. Vì
thế, trong 20 ngày ở Nhật, mỗi ngày
chúng tôi luôn trong tình trạng chỉ
có 2 tiếng nghỉ ngơi, còn lại là phải
di chuyển, sản xuất…
Đạo diễn có thể chia sẻ thêm
về cặp đôi diễn viên đảm nhận vai
chính trong phim?
Karin là một người mẫu, ca sĩ,
diễn viên trẻ của Okinawa và hiện
giờ cô cũng hoạt động tại Tokyo.
Khi biết có dự án phim này, cô
đã bay về Okinawa để thử vai.
Tôi thấy cô ấy phù hợp với vai nữ
phóng viên Eri. Tuy Karin chưa
phải là diễn viên chuyên nghiệp,
nổi tiếng nhưng là một nghệ sĩ rất
năng động trong các hoạt động
nghệ thuật tại Nhật Bản. Trong vai
diễn này, cô đã rất nỗ lực để làm tốt
nhất. Thái độ nghiêm túc, hiệu quả.
Là một bộ phim hợp tác có yếu tố
ngoại giao nhưng
Dưới bầu trời xa
cách
chắc chắn sẽ mang đến nhiều
cảm xúc chân thực và thuyết phục
với khán giả.
Quang Sự rất
chuyên nghiệp
và là một một
diễn viên
giỏi, có
trách nhiệm
với công
việc, khả
năng ngoại
ngữ tốt. Chỉ
có rất ít thời
gian nhưng Sự đã
cấp tốc học tiếng
Nhật để vào vai
du học sinh nói
tiếng Nhật rất trôi chảy, diễn xuất
biểu cảm.
Đây là một bộ phim được
làm kĩ lưỡng, chất lượng gần như
một phim điện ảnh
?
Chúng tôi đang thực hiện cách
thể hiện theo kiểu điện ảnh. Máy
quay 4K, thu âm đồng bộ, thời
lượng phim súc tích, ngắn gọn cho
nên cách kể chuyện, cách thể hiện
gần nhất với ngôn ngữ hình ảnh
trong điện ảnh. Tôi thấy ranh giới
giữa phim điện ảnh và truyền hình
hiện nay không quá tách bạch,
khác xa nữa. Người làm phim ở cả
hai lĩnh vực này đều phải sử dụng
công nghệ như nhau để làm phim,
khả năng thể hiện của các công
đoạn sản xuất cũng có những yêu
cầu khắt khe giống nhau. Cái khác
là thời lượng, phim truyền hình có
30 - 40 tập để kể một câu chuyện,
còn phim điện ảnh chỉ gói gọn
trong 100 - 120 - 140 phút cho câu
chuyện đó. Chính vì thế, tư duy
cách kể chuyện sẽ có sự khác nhau,
cách xây dựng kịch bản, và xử lí
dàn cảnh tại phim trường cũng sẽ
khác nhau.
Chia sẻ của
Đạo diễn Vũ Trường Khoa
ĐD Vũ Trường Khoa (đội mũ)
trong một cảnh quay
Hiền Nguyên