Previous Page  60 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 60 / 92 Next Page
Page Background

P

hía sau màn hình

60

-

Truyền hình

PV: Làm phim về đề tài lịch sử luôn

đặt đạo diễn trước thử thách làm sao tránh

được lối mòn, phim Phá vây đã giải quyết

vấn đề này như thế nào, thưa đạo diễn?

-

Đạo diễn Nghiêm Nhan:

Trong giai

đoạn cách mạng này, đã 4 lần lãnh tụ

Hồ Chí Minh chủ động “phá vây”. Lần thứ

nhất là chuyến sang Paris tháng 5/1946

để bàn bạc với Chính phủ Pháp về vấn đề

Việt Nam chứ không bàn với thuộc cấp

của chính phủ Pháp là Cao ủy Đông

Dương. Đó là một chuyến đi mạo hiểm

nhưng không còn lựa chọn nào khác, Bác

phải đích thân sang Pháp. Trong cuộc đời

hoạt động của Người, vào những khoảnh

khắc quyết định những vấn đề bước

ngoặt cho cách mạng Việt Nam, lãnh tụ

Hồ Chí Minh phải đích thân giải quyết

công việc. Chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh,

bằng uy tín, kinh nghiệm và bộ óc siêu việt

mới đủ tầm để đương đầu với mọi thử

thách và biến cố. Lần phá vây thứ hai,

vào tháng 2/1948, Hồ Chí Minh cử đoàn

ngoại giao Việt Nam đi vòng qua Thái

Lan sang Myanma, Ấn Độ, Trung Quốc,

Tiệp Khắc… để tuyên truyền cuộc kháng

chiến chính nghĩa của cách mạng Việt

Nam. Lần phá vây thứ ba, vào tháng

2/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật

sang Trung Quốc để gặp gỡ Đảng Cộng

sản Trung Quốc đề nghị giúp cách mạng

Việt Nam nhưng lúc đó Mao Trạch Đông

đang ở Liên Xô, vậy là Người sang Liên

Xô. Tại đây, Người đã gặp Stalin, Mao

Trạch Đông, Chu Ân Lai và đề nghị giúp

đỡ cách mạng Việt Nam. Stalin đã đề

nghị Mao Trạch Đông viện trợ giúp Việt

Nam, Liên Xô sẽ hoàn lại cho Trung

Quốc những gì mà Trung Quốc viện trợ

cho Việt Nam. Sau chuyến đi của Người,

Liên Xô, Trung Quốc và một loạt các

nước trong phe dân chủ đã công nhận

nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

non trẻ của ta. Lần phá vây thứ tư là

đánh quân Pháp bao vây Việt Bắc từ

tháng 9 đến tháng 10/1950 với thắng

lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông,

sau đó, ta giải phóng hoàn toàn biên giới

phía Bắc, kết nối và nhận viện trợ của các

nước Trung Quốc, Liên Xô cho cuộc

kháng chiến lâu dài qua đường biên giới

Cao Bằng - Lạng Sơn.

Đạo diễn tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn

cho bộ phim khi soi xét tình hình Việt Nam

trong bối cảnh thế giới?

Hình thành xong bốn trọng điểm trong

phim, tôi tìm hiểu thêm về vị trí của Việt

Nam trong bối cảnh thế giới.

Đó là, sau

ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh

nhiều lần gửi thư đề nghị các nước: Mỹ,

Anh, Liên Xô và chính phủ của Tưởng Giới

Thạch công nhận nhà nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa nhưng không được

hồi âm. Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ

Truman chủ trương học thuyết ngăn chặn

cộng sản đã làm nảy sinh cục diện chiến

tranh lạnh với sự phân chia hai phe.

Bút tích dặn dò của Bác Hồ

Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lịch sử Việt Nam hiện đại luôn hấp dẫn các nhà làm phim tài liệu. Giai

đoạn từ năm 1945 đến 1950 với nhiều diễn biến chính trị to lớn cùng

vai trò đặc biệt của lãnh tụ Hồ Chí Minh - người dẫn dắt tranh đấu,

nhạc trưởng kiệt xuất của dàn đại nhạc cách mạng Việt Nam đã

được đạo diễn Nghiêm Nhan khắc họa trong phim tài liệu chính luận

Phá vây.

Đạo diễn Nghiêm Nhan

Bức tranh lịch sử và

thông điệp nhân văn trong

Phá vây