Truyền hình
-
57
công nhận, là nơi chịu tác động mạnh
nhất của biến đổi khí hậu. Nằm ở vùng
hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc
vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng
Nam, hầu như năm nào, đô thị cổ này
cũng phải hứng chịu thiên tai, đặc biệt
là lũ lụt. Những trận đại hồng thủy từng
nhấn chìm cả khu phố trong biển nước
mênh mông, để lại nhiều kí ức kinh
hoàng trong lòng người dân qua nhiều
thế hệ. Đáng nói là, lũ lụt đến ngày một
bất ngờ hơn, với diễn biến bất thường
hơn và cũng ngày càng dữ dằn hơn.
Nhiều thế hệ
người Hội An đã
chứng kiến và
chịu ảnh hưởng
trực tiếp của
biến đổi khí hậu.
Họ cũng là
những người
nhìn thấy các di
sản đang ngày
càng mai một
bởi tác động
của biến đổi khí
hậu. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn Hội An
là địa điểm thực hiện bộ phim này”.
Đây là chủ đề khó tiếp cận, các tư
liệu và số liệu không nhiều và hơn nữa
phải lồng ghép, đưa những thông tin
khoa học khô khan, khó hiểu một cách
khéo léo để người xem dễ tiếp nhận.
Hơn nữa, làm chương trình cho chiến
dịch truyền thông được phát động trên
quy mô toàn cầu là áp lực lớn cho ekip
thực hiện. Từ khâu lên ý tưởng kịch bản,
ra hiện trường cho đến khâu hậu kì đều
được đầu tư công phu, kĩ lưỡng.
Bùi Thị Thanh Thảo - biên tập viên
của Trung tâm Truyền hình Thời tiết và
Cảnh báo thiên tai, tổ chức sản xuất,
cho biết: “Những ngày đi quay ở Hội
An, sự xói lở của bờ biển Cửa Đại đã
gây ấn tượng mạnh cho các thành viên
trong đoàn. 10 năm trước, khi tôi có
mặt ở đây, đó là bãi tắm đẹp, rất đông
khách du lịch. Vậy mà giờ đây, trước
mắt chúng tôi là máy xúc, là những
bao tải cát, hàng dừa bị sóng đánh bật
gốc và cả những khu nghỉ dưỡng đang
được xây dựng dở, có lẽ những khu
nghỉ dưỡng ấy sẽ không bao giờ hoàn
thiện được như ý tưởng thiết kế ban
đầu. Những con sóng lớn và chế độ
dòng chảy thay đổi là nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng này. Biển
đang tiến sâu vào đất liền với tốc độ
chóng mặt”.
Với thời lượng khoảng 15 phút,
phóng sự sẽ giúp khán giả hình dung
rõ hơn phần nào về những tác động
của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc
biệt là với Hội An, di sản văn hóa thế
giới. Và người dân Hội An đã làm
những gì để thích nghi với biến đổi của
khí hậu, thời tiết? Thông điệp mà bộ
phim muốn chuyển tải tới khán giả đó
là: mỗi chúng ta có vai trò trong thích
ứng với biến đổi khí hậu để truyền lại
cho các thế hệ sau những di sản
thế giới.
Kết cấu chặt chẽ, ý tưởng rõ ràng,
mạch lạc và được minh họa bởi những
hình ảnh đắt giá về nguy cơ phá hủy di
sản của biến đổi khí hậu - đó là lí do để
phóng sự tài liệu ngắn
Tác động của
biến đổi khí hậu tới di sản văn hóa Hội
An
của VTV được Liên hợp quốc lựa
chọn cho chiến dịch truyền thông trước
thềm COP 21 lần này.
Nói về sự đóng góp của VTV trong
chiến dịch truyền thông của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu, ông Michael
Williams, Trưởng ban truyền thông và
quản lí công của Tổ chức khí tượng thế
giới WMO đã khẳng định và đánh giá
cao sự tích cực các chiến dịch truyền
thông về biến đổi khí hậu của Đài
THVN. Với những chương trình đạt
chuẩn quốc tế, VTV đang ngày càng tự
tin trong quá trình hội nhập với truyền
thông thế giới.
Cẩm Hà
Series các chương trình chính thức
được Liên hợp quốc lựa chọn cho
chiến dịch truyền thông trước thềm Hội
nghị công ước khung về biến đổi khí
hậu (COP 21) đã lần lượt được quảng
bá trên quy mô quốc tế qua mail,
thông cáo báo chí, website www.
wmo.int/climatebroadcasts, facebook
WMOnews, Các cơ quan khí tượng
thủy văn từng nước, COP 21 và Liên
hợp quốc.
Trung tâm Truyền hình Thời tiết và
Cảnh báo thiên tai
cũng đã lựa chọn
ra các video đặc sắc để phát trên VTV1
và VTV2. Các tiêu chí lựa chọn dựa
trên tính hấp dẫn của câu chuyện biến
đổi khí hậu của các quốc gia gắn với
sự đa dạng về đặc điểm địa lí của các
vùng miền, bên cạnh đó là đồ họa,
cách thể hiện ấn tượng.
Tác nghiệp tại phố cổ Hội An
BTV Thảo Linh
dẫn chương trình
tại Hội An