Previous Page  89 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 89 / 92 Next Page
Page Background

89

Phát triển nông nghiệp công

nghệ cao (CNC) là xu thế tất yếu

trong bối cảnh diện tích đất

canh tác giảm dần, điều kiện

thời tiết, khí hậu ngày càng

khắcnghiệt, cựcđoan. Đâycũng

là giải pháp nhằm nâng cao sức

cạnh tranh của nông sản và giá

trị sản xuất nông nghiệp. Vấn đề

này đã và đang được Hà Nội chú

trọng, ưu tiên phát triển trong

thời gian gần đây.

G

ia đình  bà Đỗ Thị Thẹo, thôn

Yên Quán, xã Tân Phú, huyện

Quốc Oai, đang sử dụng hệ

thống khung nhà thép của

nhà lưới trồng rau chia sẻ: “Từ nhiều

năm nay người dân trong xã đã tận dụng

vùng đất bãi màu mỡ đ trồng các loại

rau màu nhưng chủ yếu vẫn là những

cây trồng theo mùa, không có cây đặc

sản, cho nên tình trạng được mùa mất

giá, được giá mất mùa vẫn thường

xuyên diễn ra. Người trồng rau cũng

nhìn ra hạn chế này nhưng chưa khắc

phục được. Vì thế, từ khi được huyện

Quốc Oai đầu tư xây dựng hệ thống

nhà màng, nhà lưới, gia đình tôi và

người dân trong xã rất phấn khởi, hi

vọng việc sản xuất sẽ thuận lợi hơn, giá

trị sản xuất được nâng cao”.

Phó Trưởng phòng kinh tế UBND

huyện Quốc Oai - ba Nguyễn Thị Sắc

cho biết: “Mặc dù dự án xây dựng vùng

trồng rau an toàn rộng 65 ha của huyện

mới dừng ở việc xây dựng những điều

kiện ban đầu đ có th ứng dụng công

nghệ cao, sau đó còn các khâu tiếp theo

như: tưới nước, điều chỉnh nhiệt độ,

ánh sáng, chế độ dinh dưỡng nhưng

đều được người dân quan tâm, ủng hộ”.

Không chỉ trong lĩnh vực trồng rau,

nông sản, một số địa phương của Hà

Nội hiện nay cũng đang tri n khai ứng

dụng công nghệ cao vào lĩnh vực trồng

hoa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy

sản... Đặc biệt là ứng dụng thành công

khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản

xuất hoa. Đến thời đi m này, thành phố

đã hình thành được nhiều vùng sản xuất

tập trung chuyên canh với quy mô lớn

tại các huyện: Mê Linh, Đan Phượng,

các quận: Tây Hồ, Bắc Từ Liêm… đem

lại thu nhập cao cho người dân. Điển

hinh như Hợp tác xã Đan Hoài, Công ty

Flora Việt Nam tại huyện Đan Phượng

đã đầu tư nhà kính, hệ thống tưới nước,

điều hòa nhiệt độ đ trồng các loại hoa

cao cấp như: Hoa li, hoa lan… hứa hẹn

đem lại doanh thu lớn.

Tuy nhiên, theo các cơ quan chức

năng Hà Nội, các mô hình sản xuất nông

nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thủ

đô còn ít. Việc ứng dụng công nghệ cao

trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều

hạn chế, chỉ mới được ứng dụng ở một

số công đoạn nhỏ trong chuỗi sản xuất,

sơ chế, bảo quản sản phẩm, dẫn đến

năng suất, chất lượng và giá trị nông sản

chưa cao, thiếu tính cạnh tranh. Nguyên

nhân chính la ứng dụng công nghệ cao

trong nông nghiệp đòi hỏi nguồn đầu tư

lớn. Hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện,

hệ thống xử lí môi trường chưa được

đầu tư đồng bộ. Đáng chú ý, việc tích tụ

ruộng đất đ cho doanh nghiệp thuê đầu

tư sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.

“Thời gian tới, thành phố cần chỉ đạo

các cơ quan chức năng sớm hoàn thành

quy hoạch sản xuất nông nghiệp công

nghệ cao, trong đó chú ý phát tri n theo

ti u vùng sinh thái phù hợp, tập trung

phát tri n tại các vùng đất bãi. Do đất

sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội có giá

trị cao ngày càng thu hẹp, không nhất

thiết phát tri n những mô hình quy mô

lớn mà ưu tiên phát tri n vào phân khúc

có giá trị gia tăng cao như con giống,

cây giống; công nghệ sơ chế, chế biến

nông sản. Bổ sung, nâng cấp những dự

án vùng sản xuất chuyên canh có hiệu

quả, như sản xuất cây ăn quả, rau an

toàn phát tri n theo hướng công nghệ

cao. Đối với những địa phương khó tích

tụ ruộng đất, sau khi ruộng đất được dồn

đổi đã hình thành quỹ đất công lớn, có

th cho doanh nghiệp thuê đ đầu tư.”-

Ông Phạm Văn Khương - PGĐ Sở Kế

hoạch và Đầu tư Hà Nội chia sẻ về giải

pháp đ đưa việc phát tri n nông nghiệp

công nghệ cao trong thời gian tới tại Hà

Nội phát huy được hiệu quả.

P.V

Hà Nội phát triển

nông nghiệp công nghệ cao

Một mô hình nông nghiệp công nghệ cao