84
VTV
Du
lịch
Viện Smolny - Trường nữ sinh
dành cho con em các
gia đình quý tộc
Điện Smolny, bây giờ là trụ sở của chính
quyền thành phố St. Petersburg, thành phố
có tên cũ là Petrograd. Điện Smolny là một
toà nhà 3 tầng, trước kia vốn là một trường
nữ sinh dành cho con em các gia đình quý
tộc. Tháng 10/1017, lực lượng Xô Viết
thành phố Petrograd đã làm chủ toà nhà này
và biến viện Smolny thành trụ sở Bộ Tham
mưu cách mạng. Lenin đã ở đây đ trực tiếp
lãnh đạo Cách mạng tháng Mười.
Bên ngoài điện Smolny là câu nói nổi
tiếng của Lenin: “Vô sản các nước đoàn
kết lại”, được khắc trên đá, ngay lối cổng
vào. Người dân có th tham quan và chụp
ảnh từ bên ngoài, nhưng đ vào được bên
trong viện Smolny thì không đơn giản. Các
vòng ki m tra an ninh được thắt chặt hơn
bao giờ hết. Một nhân viên an ninh được cử
theo sát quá trình tác nghiệp và nhóm làm
phim cũng chỉ được phép ghi hình tại 3 căn
phòng có liên quan trực tiếp đến Lenin và
Cách mạng tháng Mười. Đây là những nơi
làm việc đầu tiên của chính quyền Xô Viết
non trẻ, trước khi di chuy n về Matxcova.
Căn phòng nhỏ ở tầng 2 là phòng mà
Lenin từng ở, từ năm 1928 được mở cửa
như một bảo tàng. Khi Liên Xô sụp đổ năm
1991, người ta đã có ý định thay đổi công
năng sử dụng của căn phòng, nhưng rất
may nó vẫn được giữ lại và duy trì như một
không gian bảo tàng. Hiện vật ở đây được
lưu giữ gần như nguyên trạng. Mọi thứ đều
rất giản dị. Nơi đây, Lenin đã sống từ ngày
10/11/1917- 10/3/1918.
Viện Smolny -
Trụ sở của Đảng Bolsevic
Trụ sở bộ tham mưu nằm ở tầng 3 của
tòa nhà. Lenin đã đến đây từ đêm 24/10
(tức ngày 6/11/1917 theo Công lịch) đ trực
tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Đêm 25/10,
2 GIỜ
Ở ĐIỆN
SMOLNY
Cung điện Smolny ở thành
phố St. Petersburg, Liên
bang Nga - từ đây, Lenin đã
trực tiếp lãnh đạo thành
công cuộc cách mạng làm
rung chuyển thế giới
trong thế kỉ 20. Trong quá
trình thực hiện chương
trìnhVTV đặc biệt
Ánh sáng
tháng Mư i,
nhóm phóng
viên Ban Thời sự và Thường
trú Đài Truyền hình Việt
Namtại Liên bang Ngađã có
cơ hội đến di tích lịch sử
nàyvà chỉ trong 2 giờ đồng
hồ, họ đã được biết nhiều
câu chuyện thú vị về một
giai đoạn lịch sử đã có tác
độngvô cùngto lớn không
chỉ tới nước Nga.
GS- TS VLADIMIR N. KOLOTOV - Chủ nhiệm Khoa lịch sử các nước Viễn Đông, ĐH Quốc gia St. Petersburg (người đứng
thứ 3 hàng thứ nhất, từ phải sang trái), cố vấn VTV đặc biệt “Ánh sáng tháng Mười”, đứng thứ 2 từ phải sang là tác giả
kịch bản Hà Thu Hằng tại phòng khánh tiết nơi diễn ra Đại hội Xô Viết toàn Nga (năm 1917)