Men gạo đỏ lại có hoạt tính sinh học
liên quan tới cơ chế tác động giống statin,
có tác dụng hạ Cholesterol và LDL-C
hiệu quả… Ngoài ra, có thể kể đến Vi tảo
lục, có nguồn astaxanthin tự nhiên dồi
dào, giúp bảo vệ và ổn định màng tế bào
khỏi các gốc tự do, chống lại sự oxy hóa
và chuyển hóa LDL thành các mảng xơ
vữa động mạch. Sáp mía giúp giảm quá
trình tổng hợp cholesterol bằng việc ức
chế enzym 3 HMG-CoA…
Các “tặng phẩm” từ thiên nhiên kể
trên được tổng hợp trong chế phẩm dược
dinh dưỡng ArmoLIPID PLUS được
chứng minh trên lâm sàng giúp hỗ trợ
điều trị tốt cho các bệnh nhân rối
loạn mỡ máu mà không
có bất kì tác dụng
phụ nào. Axit
folic, Coenzyme
Q10 trong sản
phẩm còn góp
phần chống lại
sự nhược cơ và
giúp quá trình
điều trị mỡ máu
của bệnh nhân nhẹ
nhàng hơn đáng kể.
GS Phạm Gia Khải chia
sẻ: “Dược dinh dưỡng từ thiên
nhiên như ArmoLIPID PLUS
là một lựa chọn tin cậy cho
bệnh nhân điều trị mỡ máu ở
giai đoạn đầu. Tuy nhiên, cần kết
hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp
lí, tập thể dục thể thao đều đặn. Cần theo
dõi chỉ số cholesterol sát sao để đến bác
sĩ thăm khám kịp thời”.
Diệp Chi
90
VTV
sống
khỏe
Đừng để quá muộn!
Rối loạn mỡ máu (hay máu nhiễm
mỡ) là tên gọi chung cho bệnh lí xảy
ra khi cơ thể gặp phải sự rối loạn
chuyển hóa các chất mỡ (lipid) trong
máu. Nguyên nhân do cholesterol xấu
(LDL-C) và triglyceride tăng cao so với
ngưỡng cho phép, khiến cho các mảng xơ
vữa động mạch sẽ dần hình thành trong
máu. Trong khi đó, cholesterol tốt trong
máu (HDL-C) lại thấp, không mang được
cholesterol dư thừa ứ đọng trong thành
mạch máu trở về gan, góp phần cho quá
trình xơ vữa động mạch tăng lên.
Rối loạn mỡ máu được ví như một
“sát thủ” thầm lặng do bệnh thường diễn
biến âm thầm một thời gian dài và người
bệnh khó nhận biết nếu không có triệu
chứng đặc trưng. “Không ít bệnh nhân
phát hiện ra bệnh khi đã xảy ra những
biến chứng nguy hiểm do xơ vữa động
mạch như tăng huyết áp, tai biến mạch
máu não hay đột quỵ, thiếu máu cơ
tim, nhồi máu cơ tim…”, GS Phạm Gia
Khải - Nguyên Viện trưởng Viện tim
mạch Việt Nam, Chủ tịch hội tim mạch
Việt Nam cho biết.
Phương pháp phòng ngừa và
điều trị thông thường
Mỡ máu cao có thể phòng ngừa được
bằng cách thay đổi lối sống với chế độ ăn
uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm có
nhiều chất béo, sinh hoạt điều độ, thường
xuyên tập thể dục, thể thao... Bên cạnh
đó, cần kiểm tra sức khoẻ thường xuyên,
làm xét nghiệm máu định kì để sớm phát
hiện ra rối loại mỡ máu và có biện pháp
điều trị thích hợp.
Trong trường hợp các chỉ số mỡ trong
máu vượt ngưỡng cho phép đáng kể,
cần can thiệp bằng thuốc thì nhóm thuốc
statin là lựa chọn phổ biến của các bác
sĩ. Khi sử dụng statin, các chỉ số mỡ máu
có thể nhanh chóng cải thiện, tuy nhiên,
người bệnh lại có nguy cơ gặp phải nhiều
tác dụng phụ, trong đó đáng lưu ý nhất
là tình trạng nhược cơ khiến người bệnh
thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi,
bải hoải chân tay, uể oải…
Phát hiện sớm, chữa trị an
toàn với “tặng phẩm” từ
thiên nhiên
Nếu rối loạn mỡ máu được phát hiện
trong giai đoạn sớm thì các loại dược
dinh dưỡng có nguồn gốc từ thảo
dược thiên nhiên kết hợp với thay
đổi lối sống là một sự lựa chọn
sáng suốt cho người bệnh. Qua
nghiên cứu và thực tiễn điều trị,
hiện nay trên thế giới, một số
thảo dược đã được chứng
minh hiệu quả trong
việc cải thiện tình
trạng rối loạn mỡ
máu. Trong đó
có vỏ cây Hoàng
liên gai Ấn Độ,
một loại bụi gai
có nguồn gốc từ
Himalaya và Nepal,
với dẫn xuất chính là
chất Berberine, có khả năng
kích hoạt enzym AMP-K, giúp giảm tổng
hợp triglycerides trong gan và
huyết tương.
Rối loạn mỡ máu là một căn bệnh khá phổ biến và có xu hướng ngày
càng giatăng trong cộng đồng. Trong khi việc điều trị bằng thuốc
đặc trị khiến cơ thể gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn
thì nhiều người đã tìm đến các loại dược dinh dưỡng có nguồn gốc
thiên nhiên để điều trị an toàn và hiệu quả.
Cây Hoàng liên
gai Ấn Độ
Men gạo đỏ
Điều trị rối loạn mỡ máu bằng
dược dinh dưỡng