53
với mong muốn trong khả năng có thể,
góp thêm một tiếng nói trong việc bảo
vệ rừng Tây Nguyên, bảo vệ không gian
sinh tồn của các cư dân bản địa trên dãy
Nam Trường Sơn này. Ý tưởng làm bộ
phim này đã xuất hiện từ hai năm trước,
nhưng với phim tài liệu, tư liệu hình ảnh
rất quan trọng. Phải một năm sau, tôi mới
bắt tay viết kịch bản vì việc tìm tài liệu
và chắt lọc tư liệu hình ảnh cho bộ phim
này mất khá nhiều thời gian. Riêng thời
gian viết kịch bản phim cũng mất khoảng
1 tháng” - đạo diễn Hồng Phong chia sẻ.
Tây Nguyên vốn là vùng đất thân
thuộc với cả ekip. Tuy nhiên, bối cảnh
của phim chủ yếu là những vùng đất
xa xôi, hẻo lánh nhất Tây Nguyên, nên
trong quá trình tác nghiệp, ekip gặp khá
nhiều khó khăn trong việc di chuyển.
Đặc biệt, trong series có những cảnh
quay lén lâm tặc ngang nhiên phá rừng
nên nếu sơ sẩy, họ có thể phải trả giá
bằng mạng sống. Phạm vi đề tài và bối
cảnh quay rộng đồng nghĩa với việc thời
gian thực hiện tiền kì và hoàn chỉnh hậu
kì trên bàn dựng của series phim kéo dài
khoảng 7 tháng.
Cho đến giờ, khi phim đã hoàn thiện
và lên sóng nhưng đạo diễn Hồng Phong
vẫn còn nhớ hình ảnh bữa ăn chỉ có cơm
chan với nước lọc của những gia đình di
dân tự do hiện đang sống tại huyện Ea
Súp tỉnh Đắk Lắk, vùng đất xa xôi hẻo
lánh nhất Tây Nguyên. Đó là những lưu
dân vượt hàng ngàn cây số từ miền núi
phía Bắc vào Tây Nguyên lập nghiệp
mang theo hi vọng được đổi đời trên
miền đất hứa, thế nhưng
kết quả của cuộc thiên di ấy
chẳng như mong đợi của họ.
Làm sao quên được những
ánh mắt thẫn thờ, khuôn mặt
buồn rầu của Amí, Ama khi
chứng kiến những cơn lũ
quét, những mùa khô khốc
liệt tàn phá núi rừng, bon
làng và thảo mộc. Hay hình ảnh những
em bé Tây Nguyên phải lội bộ hàng
cây số để tìm nước uống giữa cái nắng
như thiêu như đốt khiến đạo diễn Hồng
Phong và ekip day dứt sau khi đóng
máy. Và hình ảnh hàng trăm hộ gia đình
Gia Rai lặng lẽ chờ nhau lấy từng gùi
nước từ ruộng lúa nhiễm thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ về để sinh hoạt ăn uống
cũng khiến những người chứng kiến
cảm thấy chua xót.
Đề tài và vấn đề mà
Rừng xanh và sự
sống
đề cập khá rộng nên đạo diễn Hồng
Phong và ekip đã thể nghiệm khá nhiều
thủ pháp thể hiện. Trong đó, đáng nói
đến là các tài liệu điều tra, tài liệu quan
sát, tài liệu tham gia, tài liệu trực tiếp và
tài liệu trải nghiệm. Trong đó, kiểu làm
tài liệu trực tiếp chú trọng cảm xúc của
nhân vật, âm hiện trường được anh sử
dụng nhiều nhất nhằm giúp cho khán giả
có cái nhìn chân thật, cận cảnh nhất về
hình ảnh, con người Tây Nguyên hiện
nay. Tuy vậy, anh vẫn cảm thấy tiếc nuối
vì trong series phim còn thiếu tiếng nói
của những nhân vật đủ tầm vóc và khả
năng để đảm bảo những giải pháp khôi
phục rừng Tây Nguyên mà các nhà khoa
học nông lâm, lâm sinh đưa ra trong
phim sẽ sớm được thực thi. Và một điều
nữa, có lẽ vì khả năng có hạn nên ekip
chưa đẩy hết các thông điệp mà mình
muốn truyền tải đến người xem.
Theo đạo diễn Hồng Phong, sự thật
và hơi thở cuộc sống là những điều quyết
định sự thành công của thể loại phim tài
liệu. Bên cạnh đó, trải nghiệm cuộc sống
của người đạo diễn cũng rất quan trọng.
Bởi có lăn lộn với đời, với những va đập
thường ngày của cuộc sống muôn màu,
họ mới thấu hiểu nhân vật và đủ khả
năng phát hiện những chi tiết hay, cách
nhìn mới, hoặc đánh giá mới cho một nội
dung không còn mới. Anh hi vọng, series
phim tài liệu
Rừng xanh và sự sống
sẽ
góp thêm một tiếng nói đánh động lương
tri của con người trước những hành động
tàn phá, hủy hoại thiên nhiên và môi
trường một cách tham lam,
đồng thời đề
xuất thêm những giải pháp cấp bách và
lâu dài để bảo vệ và khôi phục rừng tự
nhiên của Tây Nguyên, cứu lấy mái nhà
chung của con người.
Lê Hoa
Ảnh:
Nhân vật cung cấp
Ekip làm phim đang ghi hình người dân Tây Nguyên đào hồ tìm nước ngầm trong mùa khô
Ekip làm phim ghi hình
phỏng vấn nhà khoa học lâm sinh