26
N
gày 29/8 này là tròn 29 năm vợ
chồng Lưu Quang Vũ - Xuân
Quỳnh và con trai út Lưu Quỳnh
Thơ ra đi, tôi vẫn thấy như họ đang
ở bên tôi, bên những bạn bè vẫn
đầy lửa đam mê, sáng tạo. Tai nạn
thảm khốc đã cướp đi những con
người tài năng hiếm biệt. Song đến
giờ, tôi vẫn thấy như Vũ đồng hành
bên tôi, vẫn xuống Hải Phòng,
chúng tôi vẫn cùng nhau đọc thơ
dọc sông trước sóng. Như thời trẻ
trai, ngày tuổi 22, Vũ đã làm nên
một tác phẩm xuất sắc - bài thơ
Viết cho em từ cửa biển
(1970).
L
ưu Quang Vũ (1942 - 1988) là
con trai cả của tác giả sân khấu
Lưu Quang Thuận (1921 - 1981) và
cô gái Hà Nội phố Ngõ Gạch - Vũ
Thị Khánh (1925 - 2006). Ông Lưu
Quang Thuận là người Đà Nẵng,
một tác giả hiếm hoi ở miền Trung
viết chèo cùng với thơ, kịch thơ.
Em trai ông là nhà thơ Lưu Trùng
Dương (1930 - 2014). Hai anh em đều
nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học
nghệ thuật. Hồ sơ xin giải thưởng Nhà
nước cho bố (2000), chú ruột (2012);
Giải thưởng Hồ Chí Minh cho anh trai
(2000) và chị dâu (2017), đều do Lưu
Khánh Thơ, con gái của ông bà Thuận -
Khánh thực hiện và cô cũng là người
sưu tầm, tập hợp, gìn giữ, công bố bản
thảo, xuất bản của gia đình. Yêu trọng
vợ, ông Lưu Quang Thuận đặt tên người
con trai đầu lòng mang tên là họ vợ,
người con gái mang tên vợ trong phần
đệm. “Khánh Thơ” là bài thơ của
Khánh. Tương tự, con trai của Lưu
Quang Vũ - Xuân Quỳnh, một chú bé
biết vẽ, làm thơ được ông nội đặt tên
Lưu Quỳnh Thơ, có nghĩa là “bài thơ
của Quỳnh”.
N
hững năm chiến tranh chống Mỹ,
Lưu Quang Vũ ở Hà Nội thường
xuống Hải Phòng (HP) chơi với các
bạn. Vũ cũng thường cho con trai lớn
Lưu Minh Vũ xuống đây. Chúng tôi có
biết bao kỉ niệm. Ngày 29/8/1988, Vũ
từ Hải Phòng về Hà Nội và gặp nạn, đó
là chuyến về Hải Phòng cuối cùng của
Vũ. Cũng năm 1988, đạo diễn Phạm Thị
Thành đã dựng liền 3 vở của Lưu
Quang Vũ cho đoàn Kịch nói, Cải lương
và chèo Hải Phòng, trong đó vở
Ông
vua hóa hổ
rất thành công.
Mỗi mùa Hè, tôi lại càng nhớ Lưu
Quang Vũ, Xuân Quỳnh và cháu Lưu
Quỳnh Thơ (SN 3/2/1975). Những hình
ảnh tuổi trẻ vẫn hiện lên mồn một như
bộ phim được bảo quản bằng chất “hóa
học đặc biệt”, không xước mốc. Đấy là
hóa học của tình yêu. Chúng tôi chuộng
tài và yêu quý nhau. Thế mà đã
gần 29 năm rồi. Tôi viết mấy dòng
thương nhớ, cầu mong Vũ, Quỳnh
lại tái sinh để làm thơ như ngày
nào cùng các bạn thơ cửa biển Hải
Phòng chờ đợi.
Vũ làm nhiều thơ về biển,
nổi bật là
Viết
cho em từ cửa biển
(1970). Chất liệu “biển”, “cửa biển”
của Vũ chủ yếu là biển Hải Phòng.
Biển trong thơ Vũ gợi cảm hứng
từ biển Hải Phòng, nơi Vũ thường
xuống với tôi:
Lòng anh như sỏi
hoang trên cầu Hạ Lý
; Có những
đêm lang thang dọc bờ sông TamBạc
trong thành phố đầy vết thương bom
đạn:
Đêm nay đi cùng
e
m/ Những nén
nhang thắp dọc bờ Tam Bạc
.
Nửa
đêm tới thành phố lạ gặp mưa
-
bài thơ Vũ đề “Tặng Nguyễn Hải
Phòng” là dành cho tôi (bút danh
Đào Nguyễn). Đọc thơ, nói chuyện
thế sự trước biển ào ạt sóng. Cả con
sông của Hải Phòng dẫn ra biển:
Con sông như anh thợ tàu mười bảy
tuổi/ Quả cảm và du đãng /Nhem nhuốc
và mơ mộng...
Mùa hè những năm 70
thế kỉ trước, Lưu Quang Vũ hay xuống
Hải Phòng. Thành phố những năm chiến
tranh, những chụp đèn phòng không
sũng nước. Ánh sáng soi vào tầng tầng
lá cây sáng lên như vàng, trong đôi mắt
to buồn ba của Vũ:
Con tàu về Cảng
đêm mưa/ Nga tư ngô đồng rụng lá/ Con
sông mờ, thân cầu đổ/ Day nhà hoang
ống khói âm thầm
.
Bạn bè thân thiết từ chiến trường trở
về. Nguyễn Khắc Phục (1947 - 2016) cổ
quấn khăn dù, râu lởm chởm, ở khu 5
bị sốt rét mới ra. Sau đó, Phục làm thủy
thủ đi theo tàu, tiền định cuộc đời Phục
sau này lênh đênh. Thi Hoàng (1943) ở
bộ đội, được nghỉ phép, người thấp bé
đeo một chiếc lưỡi lê vỏ sắt, dài chấm
29
mùa
vắng Vũ
LTS:
Kỉ niệm 29 năm ngày vợ chồng nghệ sĩ Lưu Quang
Vũ - Xuân Quỳnh ra đi, NSND, đạo diễn Đào Trọng Khánh
chia sẻ những dòng cảm xúc và kỉ niệm về cặp đôi tài hoa bạc
mệnh này.
Chân dung nhà thơ, kịch tác gia Lưu Quang Vũ năm 1984.
VTV
Văn hóa
Giải trí