27
đất. Thanh Tùng (1945) áo thợ lấm
vết dầu mỡ, lúc đọc thơ mắt đỏ lên
như người mê mẩn không biết gì.
Tùng là thợ quai búa Nhà máy cơ
khí Kiến Thiết. Thanh Tùng là cái
tên phổ thông, nhưng Doãn Thanh
Tùng đã có định danh
Thời hoa đỏ
.
Nhà thơ, hoạ sĩ Tường Vân, mặt
như vôi trắng, nụ cười rộng đến
mang tai, vừa sờ sợ vừa buồn cười...
cùng mấy người bạn nữa đợi Vũ ở
quán ăn đêm của công nhân bốc xếp
Cảng. Ngày ấy, tôi và họa sĩ Lê Đại
Chúc phải làm bốc vác vẫn không đủ
sống, thế nên tôi đã viết câu thơ:
Thành
phố ăn nằm với biển/ Đẻ ra một lũ cần
lao
. Lũ cần lao đầy đam mê và nhiệt
huyết ấy góp phần cơ yếu làm nên diện
mạo văn nghệ đất Cảng thời chống Mỹ.
Cái quán ăn da chiến ồn ào, chen chúc
những tấm lưng trần ướt đẫm mồ hôi
vây quanh nồi nước dùng to tướng, ngùn
ngụt khói, đặt ở góc nhà. Nguyễn Khắc
Phục, tác giả của
Hoa cúc biển
đọc bài
thơ về
Năm cửa sông như năm ngón tay
.
Thi Hoàng khúc triết mà đa cảm với
Ba
người hát giọng trầm
. Thanh Tùng viết
về những khu phố bị bom Mỹ tàn sát:
Những viên gạch bẻ ra còn thấy máu...
Trời ầm ầm đổ mưa. Lại một cơn
mưa rào ngoài biển lạc vào trong phố.
Tiếng ồn ào trong quán chợt lắng xuống.
Những người bạn thuỷ thủ của tôi cầm
cốc lại bàn chuốc rượu. Mừng các nhà
thơ, mừng Vũ xuống Hải Phòng! Mừng
các thủy thủ phá lôi của ta mở luồng Nam
Triệu! (Nam Triệu cũng là tên nhà máy
đóng tàu ở huyện Thủy Nguyên). Có đủ lí
do để uống cho say. Rượu Đồng Tháp đỏ
như lửa, tưởng không bao giờ cạn.
Ngày đó ngồi ở đây, dù không là
thủy thủ, nhưng nhìn nhau người ta
cứ thường liên cảm tới một cái gì vừa
gần gũi, vừa dữ dội, như thể là biển, là
những ngọn sóng trào đang vây quanh
bàn rượu, tựa lời một bài hát:
Giữa hai ta là một biển sóng cồn/
Từ những ngày xưa cũ/ Bạn thân
yêu ơi/ Xin hay cùng nhau cạn
chén ân tình!
Vậy mà gần 30 năm vắng
nhau, tôi không quên được bạn bè,
không quên được những cơn mưa
rào ngoài biển, không quên được
Vũ. Không quên dù một chút:
Bỏ
phố phường bỏ dòng sông, anh
tìm đến biển/ Dù muộn mằn dù
tê dại bàn chân/ Trước mắt ta là
khoảng vô cùng/ Mặt trời như cốc
rượu nhớ mong/ Ta gửi lại muôn đời
trên mỏm đá
.
Lưu Quang Vũ đi rồi, cơn mưa cũng
đa về với biển. Bạn bè rồi ai cũng sẽ
thành sóng bạc đầu. Chỉ có chén rượu
nhớ mong trên mỏm đá ngày xưa, mà
sao vẫn còn mai mai. Vẫn thấy dáng Vũ
phong trần
Những manh buồm như ngực
anh gió táp/ Những con tàu như hồn anh
cuồng loạn
… trên sóng chiêm bao.
Đạo diễn,
NSND
ĐÀO TRỌNG KHÁNH
Ảnh:
PGS.TS. Lưu Khánh Thơ
cung cấp
Gia đình Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh và các con: Lưu Quỳnh Thơ (bìa trái), Lưu Tuấn Anh - Lưu Minh Vũ (bìa phải)
Nhà thơ, kịch tác gia Lưu Quang Vũ tại Moskva năm 1985