Background Image
Table of Contents Table of Contents
Previous Page  21 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 21 / 92 Next Page
Page Background

Truyền hình

-

21

định hướng

suy nghĩ, tư

duy, để các em

được tiếp cận nhiều hơn đến vẻ đẹp chân

thiện mĩ”.

500 triệu cho một vở diễn

Dựng kịch thiếu nhi khó hơn và cũng

tốn kém hơn rất nhiều so với kịch người

lớn vì trẻ con luôn thích cái mới và lại rất

mau chán nên ê kip luôn phải suy nghĩ,

tìm tòi và cũng không ngại đầu tư để làm

hài lòng các “thượng đế nhí”. Từ số vốn

đầu tư ít ỏi, khoảng 100 triệu đồng cho

mỗi vở diễn giai đoạn đầu, đến nay, kinh

phí đầu tư lên đến nửa tỉ đồng/vở, như

vở

Nàng công chúa đi lạc

đã chạm mức

gần 500 triệu đồng.

Ngày xửa ngày xưa

lần thứ 28 mang

tên

Nàng công chúa đi lạc

(tác giả, đạo

diễn: Vũ Minh; diễn tại Nhà hát Bến

Thành

từ

ngày 22-5

đến hết tháng

8-2015) cũng là

tác phẩm đánh dấu

cột mốc kỉ niệm 15 năm

thành lập thương hiệu này. Lấy

cảm hứng từ câu chuyện

Cô bé Lọ Lem

kết

hợp với truyện

Bạch Tuyết và bảy

C

hú lùn,

Nàng công chúa đi lạc

kể về nàng công

chúa bướng bỉnh ở xứ sở hạnh phúc,

muốn thay đổi cuộc sống, thích được một

lần làm người xấu. Vì mong ước này,

nàng công chúa mất tích, anh trai nàng

- hoàng tử, đã phải vất vả thực hiện

chuyến tìm kiếm cô em gái cá tính của

mình. Ấn tượng nhất với người xem chính

là câu chuyện mở rộng không gian và

thời gian cho các nhân vật cổ tích luân

phiên xuất hiện với nhiều tình tiết kịch tính,

sinh động. Bên cạnh đó, sân khấu được

thiết kế lộng lẫy, đậm sắc màu cổ tích. Vì

số lượng nhân vật quá lớn nên mỗi nghệ

sĩ sẽ phải đóng ít nhất 2 vai với tính cách

hoàn toàn trái ngược nhau. Riêng NSƯT

Thành Lộc đảm nhiệm đến 4 vai diễn

khác nhau gồm: chúa tể bóng đêm, phù

thủy, bà bá tước, công chúa Lọ lem. Dù

phải xuất hiện liên tục nhưng hiếm khi nào

khán giả “phát hiện” được sự lặp lại chính

mình ở từng diễn viên. Bên cạnh sức hút

của diễn viên,

Nàng công chúa đi lạc

thể khiến khán giả nhí “choáng ngợp” với

120 bộ trang phục được tiết kế tỉ mỉ từ

cách phối hợp màu sắc, kiểu dáng đến

từng chi tiết trên mỗi bộ phục trang. Các

nhân vật, vì thế, như vừa bước ra khỏi thế

giới cổ tích để đến thật gần với trẻ thơ.

Từ việc không ngại đầu tư, trong năm

vừa qua,

Ngày xửa ngày xưa

đã mở rộng

địa bàn hoạt động, không chỉ biểu diễn

tại TP. HCM mà còn nhân rộng điểm diễn

tới Hà Nội và Đà Nẵng với phương thức

chuyển giao công nghệ. Theo chia sẻ của

ông Huỳnh Anh Tuấn, trong tương lai

không xa, thương hiệu này sẽ vươn ra thị

trường hải ngoại.

Bảo Anh

Ra mắt từ

năm 2000, chương trình

Ngày xửa ngày xưa của sân khấu

kịch Idecaf đến nay đã tròn 15 năm làm

bạn với các em nhỏ. 15 năm với bao nhiêu

tâm huyết và tấm lòng yêu trẻ, ê kip sản

xuất chương trình đã vượt qua rất nhiều khó

khăn để mỗi mùa hè lại đưa các bạn nhỏ chu

du vào miền cổ tích, tới thăm một đất nước

hay xứ sở nào đó. Không chỉ là đặc sản của

thiếu nhi TP.HCM, Ngày xửa ngày xưa đã

ra tới miền Bắc, miền Trung và sắp tới

có thể sẽ tới với các bạn nhỏ Việt

Nam đang sinh sống tại nước

ngoài.

Nàng công chúa đi lạc

Cuộc chiến ông Kẹ và các bà mẹ

Nàng tiên cá