Background Image
Previous Page  42 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 42 / 92 Next Page
Page Background

42

-

Truyền hình

ì

M

ới đây, một thảm kịch gây

bàng hoàng dư luận đã

xảy ra trong quá trình ghi

hình chương trình truyền

hình thực tế

Dropped

(Ném xuống). Hai

chiếc trực thăng đã bị nổ tung ở rặng

núi thuộc tỉnh La Rioja, cách thủ đô

Buenos Aires (Argentina) khoảng 1.100

km, khiến 10 người tử nạn, trong đó có

nhà vô địch đua thuyền buồm Florence

Arthaud, huy chương Vàng bơi lội

Olympic Camille Muffat và vận động

viên quyền anh Alexis Vastine.

Dropped

hiện đang phát sóng trên

kênh truyền hình Pháp TF1, là chương

trình truyền hình thực tế dạng phiêu lưu

mạo hiểm, với chủ đề vượt qua thử

thách để sinh tồn. Mỗi đợt sẽ có 8 vận

động viên được máy bay “ném xuống”

một môi trường hoang dã, hoàn toàn

không có sự hiện diện của con người để

thử thách sức bền và lòng can đảm.

Thông tin từ ông Horacio Alarcon,

phát ngôn viên tỉnh La Rioja, hai chiếc

trực thăng đã đâm trực diện khi đang

thực hiện một cảnh quay. Không một ai

có mặt trên hai chiếc trực thăng đó sống

sót. Những người may mắn thoát chết vì

không có cảnh quay trên hai chiếc trực

thăng là: vận động viên bơi lội Alain

Bernard, tay đua xe đạp Jeannie Longo,

cầu thủ Sylvain Wiltord, vận động viên

trượt tuyết Anne-Flore Marxer và vận

động viên trượt băng Philippe Candeloro.

Các nhà chức trách cho hay, nguyên

nhân thời tiết đã được loại trừ vì lúc đó

bầu trời khá quang đãng.

Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa

các chương trình truyền hình, yếu tố giật

gân, câu khách và mạo hiểm đã được

các nhà sản xuất truyền hình thực tế

khai thác triệt để, bất chấp hệ lụy là

những hiểm họa khôn lường. Theo một

thống kê gần nhất của chính phủ Mỹ,

gần 1/3 số ca tử nạn khi làm phim

điện ảnh và truyền hình trong vòng 5

năm trở lại đây đều liên quan đến

truyền hình thực tế, với khoảng 20 ca

tính đến tháng 12/2014, gấp đôi so

với giai đoạn 5 năm trước đó. Con số

này gia tăng trong khi tình trạng tử nạn

trong ngành nghề khác lại giảm. Nhiều

tai nạn chết người đã xảy ra tại trường

quay hoặc ngay trên sân khấu, cả

trong những chương trình đầu tư kinh

phí lớn hay nhỏ.

Những vụ tử nạn trong quá trình

quay phim điện ảnh và truyền hình gần

như giữ ở mức thấp trong những năm

1990, thậm chí năm 2003, các hãng

phim và nhà sản xuất đã nỗ lực thay

thế những pha mạo hiểm thực tế bằng

kĩ xảo máy tính, nhờ vậy, không có vụ

tai nạn đáng tiếc nào xảy ra. Ấy vậy

mà, trong vòng 5 năm trở lại đây, số

vụ tai nạn chết người lại có chiều hướng

tăng lên. Các nhà chức trách cho rằng,

đó là hậu quả của việc nhà sản xuất

tiết kiệm tiền và thời gian, hệ quả từ suy

thoái kinh tế.

Angela Plasschaert, một chuyên viên

tư vấn rủi ro, người từng làm việc với

nhiều nhà sản xuất phim và công ti bảo

hiểm cho biết, nhà sản xuất thường giao

kèo với người chơi rằng: “Hãy làm điều

phải làm, và đừng cản đường chúng

tôi”. Ngay cả các chuyên gia điều tra an

toàn cũng thừa nhận, các chương trình

truyền hình thực tế của Mỹ vẫn đang bế

tắc trong việc tìm ra những phương

pháp bảo vệ an toàn tính mạng cho

người chơi. David Michaels, trợ lí tại Cục

quản lí An toàn và Sức khỏe nghề

nghiệp cho hay, các công ti sản xuất

phim sẵn sàng sử dụng công nghệ siêu

hiện đại để sản xuất ra những siêu

phẩm bom tấn nhưng lại khá tiết kiệm

trong việc đảm bảo môi trường làm việc

an toàn cho nhân viên của mình.

Vụ tai nạn trực thăng tại Argentina

vừa qua không phải là thảm họa đầu

tiên khi thực hiện truyền hình thực tế liên

quan đến máy bay. Trước đó, vụ nổ

trực thăng năm 2013 khi một ê-kíp

đang thực hiện cảnh quay ở Acton đã

làm chết 3 người và vụ nổ khi đang

Báo động

những cái chết

trong truyền hình

thực tế

Trước đây, việc các chương trình thực tế sử

dụng yếu tố giật gân, nguy hiểm để câu

khách, kể cả những thiệt hại về người cũng

đã được đề cập tới. Tuy nhiên, chưa bao giờ

tình trạng tử nạn trong quá trình thực hiện

các chương trình thực tế lại đáng báo động

như hiện nay.

Vụ tai nạn trong CT Lone Operator

H

ồ sơ truyền hình