Background Image
Previous Page  40 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 40 / 92 Next Page
Page Background

40

-

Truyền hình

Bảy tập phim kí sự

Đường tàu

mùa xuân

do ban Văn nghệ Đài

THVN thực hiện là hành trình ngược

về quá khứ gian lao và hào hùng

của đồng bào ta trong quá trình

khôi phục đường sắt Bắc Nam.

Tuyến đường ấy được ví như “dải

lụa thép”, uốn lượn theo dáng hình

đất nước, từng bị băm vằm, thiêu

cháy dưới bom đạn chiến tranh,

nhưng hồi sinh một cách mãnh liệt

vào năm 1976, khi hai chuyến tàu

Thống Nhất khởi hành. Là người

dẫn chuyện, kết nối xuyên suốt kí

sự, biên tập viên Nguyễn Thanh

Hương kể lại hành trình tác nghiệp

đầy ấn tượng của ê kíp.

Chuyến tàu đặc biệt từ hiện tại

ngược về quá khứ

Đường tàu mùa xuân

đưa người xem

qua những cung đường năm xưa với hồi

ức, cảm xúc không thể lãng quên của

những chứng nhân lịch sử. Mỗi nhà ga,

mỗi chuyến tàu đều mang đầy kỉ niệm,

luôn tạo nên những kí ức khó phai mờ.

Ngay sau ngày giải phóng, Việt Nam

đã cho xây dựng lại tuyến đường sắt

Bắc - Nam như một biểu tượng của sự

thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Chính vì lẽ

đó mà những đoàn tàu xuyên Bắc -

Nam cho đến ngày nay đều mang tên

Thống Nhất.

Bằng lối kể đồng hiện, quá khứ

xen lẫn hiện tại, chúng tôi

muốn đem đến cho khán

giả một cái nhìn toàn diện

và đầy cảm xúc về hành

trình đi đến thống nhất

của cả dân tộc.

Đường

tàu mùa xuân

cũng cho

thấy nỗ lực của cả nước

trong việc khôi phục đường

sắt Bắc - Nam. Hơn 6 vạn cán

bộ, công nhân, bộ đội và nhân dân

làm việc xuyên suốt ngày đêm trong hơn

1 năm để nối lại tuyến đường sắt Hà Nội

- TP Hồ Chí Minh dài hơn 1.700 km.

Qua những sự kiện, số phận của các

nhân vật trên hành trình thực hiện Kí sự

Đường tàu mùa xuân

, tôi đã có những

cảm giác kì lạ, từ háo hức cho đến

ngạc nhiên và cuối cùng là cảm phục.

Những cung bậc cảm xúc khó có thể

bắt gặp nếu không được chứng kiến,

không được nghe trực tiếp từ hồi ức của

những người còn sống. Đó là câu

chuyện của cô Đặng Thị Toán - cựu

thanh niên xung phong đường sắt

Hoàng Mai. Trong một trận ném bom

vào nhà ga, cô Toán cùng đồng đội bị

trúng bom, bị chôn vùi trong hang nhỏ.

Trong số 33 người gặp nạn, cô Toán là

người duy nhất sống sót.

Nhưng cũng chính từ câu chuyện

của người trong cuộc, những người

bước ra từ cuộc chiến, tôi có thể cảm

nhận được sự nhân văn trong

từng hành động và suy nghĩ

của họ. Như câu chuyện

về cô du kích dẫn giải

viên phi công Mỹ qua

cầu Hàm Rồng trong

những thước phim tư

liệu. Có hình ảnh cô dúi

đầu viên phi công, nếu

chỉ xem phim sẽ tưởng rằng

đó là một hành động miệt thị

kẻ thù. Nhưng khi gặp, được nghe cô

kể lại, lúc đó cầu Hàm Rồng bị bom phá

nên mặt cầu có rất nhiều lỗ thủng, cô dúi

đầu người tù binh để ông ta nhìn xuống

đường, tránh bị thụt chân. Đó là những

điều tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại

có ý nghĩa vô cùng nhân văn. Và họ,

những anh hùng ấy, khi đất nước hoà

bình lại không cần vinh danh. Họ chỉ

mong mỏi một cuộc sống vui vẻ đời

thường. Điều đó làm mỗi chúng ta phải

suy nghĩ và cảm phục.

Và những trải nghiệm

đáng nhớ...

Khác với phim truyện, phim tài liệu

yêu cầu bắt buộc phải ghi lại những sự

kiện, những nhân vật có thật, hoàn toàn

không được phép hư cấu. Trong quá

trình chuẩn bị cho series kí sự, chúng tôi

đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu

về sự kiện và các nhân vật liên quan

xung quanh chuyến tàu Thống Nhất

Chúng tôi làm kí sự

Đường tàu mùa xuân

N

hật kí phóng viên

Trò chuyện cùng ông Hoàng Trọng

Dương, nguyên trưởng ga Huế

(Người thứ 3 từ trái sang)

Trò chuyện cùng ông Nguyễn Trọng Hạnh, người lái chuyến tàu Thống

Nhất đầu tiên năm 1976 cung đường từ Đà Nẵng đến TP. HCM.

BTV Thanh Hương