Truyền hình
-
21
gian mang nét đặc trưng rất riêng. Đặc
biệt là vào các ngày lễ, tết truyền thống
như Tết vào năm mới (Chol chnam thơ-
mây), lễ cúng ông bà (đôn ta), lễ cúng
trăng (ok-om-book)… tại các phum, sóc
thường tổ chức các buổi hát kể chuyện,
hát Chòm riêng chà pây. Đây là lối hát
tự sự, thu hút sự chú ý của khán giả ở
mọi lứa tuổi. Nghệ nhân gảy đàn chà
pây đệm theo từng câu hát. Ví dụ như
bài
Piếc đom bôl miên (Lời dạy người
xưa)
theo điệu
Chòm riêng chà pây
của
tỉnh Trà Vinh: “Thà nhọn đừng cho đứt,
thà cực thân chứ đừng ở không. Khi
chưa biết phải tìm hiểu, khi hiểu phải cho
thông. Của ít phải biết giữ, của nhiều
đừng tự mãn. Phải luôn tự quản và siêng
năng tu bổ…”
Một trong nhũng di sản mà đồng
bào Khmer ở Nam bộ còn lưu giữ được
đến tận ngày nay đó chính là điệu Múa
chằn. Đây là loại hình ca kịch khá cổ.
Diễn viên mang mặt nạ và thông qua
ngôn ngữ, cử chỉ và điệu bộ ước lệ để
thể hiện tính cách và tâm lí nhân vật.
Chằn là một hình tượng dữ dằn nhưng
trong nội tâm, chằn cũng chính là hình
tượng của thánh thiện, chính nghĩa
muốn xua tan những cái tàn ác. Thể
hiện sự mong mỏi cuộc sống bình yên,
mùa màng bội thu. Di sản âm nhạc của
đồng bào Khmer rất phong phú và tồn
tại nhiều thế kỉ. Ngoài dàn nhạc ngũ
âm, dàn nhạc truyền thống của người
Khmer là dàn nhạc dây và dàn nhạc
hơi. Theo ông Lâm Hoàng Viên - Giám
đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Sóc Trăng:
“Dòng chảy âm nhạc dân gian của
đồng bào Khmer được giữ gìn tiếp nối
đến ngày nay do nhiều nguyên nhân và
yêu tố tác động. Trước hết phải kể đến
yếu tố gia đình và cộng đồng. Yếu tố gia
đình rất quan trọng thể hiện qua sự cha
truyền con nối. Người Khmer sinh hoạt
âm nhạc trong cộng đồng, trong gia
đình. Sự truyền bá âm nhạc dân tộc của
họ không cần qua trường lớp, không
cần qua bài bản mà giống như dân ca
Nam bộ là được truyền miệng. Có một
điều thú vị là từ nam phụ lão ấu, từ già
đến trẻ khi nghe nhạc đều có thể múa
được hay nói cách khác, âm nhạc dân
tộc đã ăn sâu vào tiềm thức và dòng
máu của đồng bào Khmer. Và họ rất có
ý thức duy trì, kế thừa và giữ gìn bản sắc
dân tộc”. Được biết, tại các tỉnh có đông
đảo đồng bào Khmer sinh sống như:
Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng đã có
những dòng tộc tự lập thành một dàn
nhạc lẫn ca múa, như gia tộc của nghệ
nhân Danh Bê. Trong Liên hoan dân ca
Việt Nam 2015 - Khu vực Nam Bộ vừa
qua, gia tộc này đã mang đến tiết mục
dân vũ
Duyên quê
vô cùng đặc sắc do
nghệ nhân Danh Dừa - một người thuộc
gia tộc biên đạo, càng thú vị hơn khi có
sự xuất hiện của thành viên nhỏ tuổi
nhất là bé Huỳnh Thy chưa đầy 4 tuổi
tham gia dàn nhạc truyền thống Khmer
với vai trò gõ song lan.
Ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc thông
qua lời ca tiếng hát còn được thể hiện
mạnh mẽ nơi dân tộc Tà Mun. Tuy chỉ là
một cộng đồng nhỏ bé, chủ yếu sinh
sống tại hại tỉnh Bình Phước và Tây
Ninh, chưa được công nhận là một dân
tộc chính thức tại Việt Nam, nhưng
trong Liên hoa dân ca Việt Nam
2015 - khu vực Nam Bộ vừa qua, tộc
người Tà Mun lần đầu tiên trình diễn
bài hát ru duy nhất được họ lưu giữ
bằng hình thức truyền khẩu qua hàng
nghìn năm sống đời du mục:
“
Con ơi
ngủ đi cho mẹ đi rã, con ngủ cho ngon,
mẹ xắn chồi làm cỏ, sau này con trai
mẹ hái, con trai mẹ ăn, chiều mát mẹ
ẵm con về ơi con cưng của mẹ”.
Có thể thấy, dù thuộc bất cứ dân tộc
nào đang sinh sống trên mảnh đất hình
chữ S, người Việt Nam luôn có ý thức
giữ gìn bản sắc văn hóa của riêng mình.
Điều đáng mừng là trong Liên hoan dân
ca Việt Nam 2015 - Khu vực Nam bộ
vừa qua đã có sự tham gia của nhiều
nghệ nhân, nghệ sĩ ở độ tuổi còn rất trẻ
thể hiện sự hưởng ứng, tính kế thừa và
lòng tin vì sự nghiệp phát huy nghệ thuật
dân tộc.
H.Trang
h
ả
y
n
ố
i
t
i
ế
p
k
h
Hát ru con - dân tộc Tà Mun
Múa Duyên quê - Khmer
Múa chằn của
đồng bào Khmer.
Hò Đồng Tháp