Background Image
Previous Page  20 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 20 / 92 Next Page
Page Background

20

-

Truyền hình

Dân ca Nam bộ

&

V

ăn hoá giải trí

ò

n

g

D

Vùng đất Nam bộ trù phú với nhiều dân tộc chung sống hòa hợp như: Kinh,

Hoa, Chăm, Khmer, Stiêng… đã tạo nên một kho tàng dân ca, dân nhạc và

dân vũ vô cùng phong phú. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của thời

cuộc, có thịnh có suy nhưng dòng chảy âm nhạc dân gian Nam bộ vẫn được

nhiều thế hệ kế thừa, duy trì và ngày càng được phổ biến rộng rãi.

D

ân ca gắn liền với người Việt

Nam nói chung cũng như người

dân Nam Bộ nói riêng từ khi còn

nằm trong nôi qua những bài hát ru,

đến các bài vè đồng dao của trẻ con,

những câu hò, điệu lý hát trong lúc lao

động sản xuất hay trong các lễ hội…

Nhắc đến miền đất phương Nam, phổ

biến nhất là hò và lí của người Kinh.

Những câu hò cất lên da diết nhưng

không kém phần hào sảng mang đậm

nghĩa tình của cư dân miền sông nước:

Hò……ơi… Hạt muối mặn ba năm còn

mặn. Củ gừng cay chín tháng vẫn còn

cay. Đạo vợ chồng quyết không có đổi

thay. Dù cho làm nên danh vọng. Hay

rủi có ăn mày ta cũng bên nhau. Hò……

ơi…” (Hò Đồng Tháp). Hò khá phổ biến

ở những địa phương gắn liền với sông

nước miệt vườn, mang một giai điệu

phóng khoáng, tự do rất phù hợp với

tính cách hào sảng của con người

phương Nam. Lối thơ lục bát của hò

Nam Bộ nói chung có thể được giữ

nguyên hoặc biến tấu dài hơn để hợp

với âm điệu của câu hò. Chính vì tính linh

hoạt này mà tất cả các tầng lớp quần

chúng đều có thể tham gia diễn tấu

những điệu hò, nhất là trong những

mùa cấy rộ, thi tài xem phường, hội nào

vừa cấy giỏi vừa hò hay…

Lý có cả ở 3 miền nhưng miền Nam

là nơi có nhiều điệu lý nhất như:

Lý chim

quyên, Lý chiều chiều, Lý mỹ hưng, Lý

chim xanh, Lý ngựa ô, Lý qua cầu, Lý Cái

Mơn

… Lý là điệu hát mà ca từ chính là

những câu ca dao được đệm lót thêm

một số nhóm từ, cụm từ. Chính nhờ ca

từ giản dị tươi vui, dí dỏm nên lý dễ đi

vào lòng người, rất được người bình

dân ưa chuộng

.

Lý còn thường được

đưa xen vào những bài vọng cổ, ca

nhạc cải lương vì trước hết, đó là một

điệu thức quen thuộc, dễ ca, có vui, có

buồn nên dễ cảm nhận. Với đề tài và nội

dung phản ánh mọi khía cạnh xảy ra

trong cuộc sống, cũng như dễ dàng biến

tấu cho phù hợp với từng thời cuộc nên

hò và lý đã đi sâu, gắn bó với nhân dân

Nam bộ mãi mãi không bao giờ có thể

tách rời.

Là cộng đồng dân cư đông thứ hai

tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL),

đồng bào Khmer có một nền văn hóa

đặc sắc và độc đáo. Khác với người

Kinh, người Khmer lại nổi bật với những

điệu dân nhạc, dân vũ và sân khấu dân

Piếc đom bôl miên

(Lời dạy người xưa)

Hò cấy - Bến Tre

Lý chèo đưa cá

ông - Kiên Giang