7
Cầm kịch bản trên tay, ekip rất ái
ngại, hình dung ra những khó khăn khi
sản xuất. Chúng tôi đều mong sẽ tìm
được bối cảnh vừa đẹp, vừa gần, tiện
đi lại. Hành trình của chúng tôi rong
ruổi nhiều vùng núi có người Mông
sinh sống như: Lào Cai, Sa Pa, Yên Bái,
Mộc Châu, Sơn La, rồi Quản Bạ, Yên
Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc… và cuối
cùng chốt lại ở nơi khó khăn nhất vì nó
đẹp, một vẻ đẹp rất riêng, rất cá tính
khác hẳn những vùng núi khác, đó là
Đồng Văn và Mèo Vạc - Hà Giang.
Một khó khăn nữa trong việc chọn
cảnh chính là không tìm được địa điểm
thuận tiện để cả đoàn gần 50 người có
thể ăn ở sinh hoạt hàng ngày, từ đó di
chuyển đến các bối cảnh quay. Trên
vùng cao hiếm nước, thời tiết lạnh, nếu ở
xen kẽ trong nhà dân sẽ thiếu nước giặt,
không có nước nóng sẽ ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe các thành viên trong đoàn,
chưa kể sẽ có rất nhiều bất tiện trong
sinh hoạt… May mắn là sau hai lần khảo
sát cao nguyên đá, nhờ cố vấn giới thiệu
nên chúng tôi đã tìm ra địa điểm “đóng
quân” phù hợp - thị trấn Phó Bảng.
Thời gian quay phim ở vùng cao
thông thường cũng dài hơn vì giao
thông đi lại khó khăn, bối cảnh phức
tạp. Việc di chuyển để thực hiện cảnh
quay gặp khó khăn như thế nào?
Từ Hà Nội đến bối cảnh quay chúng
tôi phải di chuyển mất 12 tiếng với hàng
trăm khúc đèo quanh co, phải chuyển
xe hai chặng. Vì thế, khi đã lên tới điểm
quay và hồi phục sức khỏe thì các diễn
viên rất tập trung cho vai diễn của
mình. Ngày nào xe của đoàn cũng phải
di chuyển trên các đoạn đường đèo từ
sáng sớm đến tối mịt, luôn thấy hồi hộp
khi xe qua các khúc cua. Đến nơi thì xe
ôtô chỉ đỗ dưới đường, cả đoàn mang
vác thiết bị leo lên núi rồi lại leo xuống
thung lũng. Chúng tôi thường xuyên
gặp những sườn núi có độ dốc cao, phải
chuyền thiết bị rồi mới kéo dìu nhau lên.
Tuy điều kiện di chuyển khó khăn phức
tạp nhưng thời gian sản xuất bộ phim
LYDVS
dài hơn các phim quay ở các nơi
khác không nhiều.
Làm phim phục vụ đồng bào vùng
cao khi kinh phí hạn hẹp, trong khi đó
chi phí đi lại, ăn ở sinh hoạt lại rất
lớn. Đoàn làm phim
LYDVS
đã khắc
phục điều này như thế nào?
Mỗi khi gặp vấn đề khó khăn chúng
tôi đều phải bình tĩnh tìm cách tháo
gỡ, đặc biệt là các va đập về thói quen,
phong tục tập quán. Khi tiếp xúc với bà
con người Mông, nhiều tình huống mà
công văn giấy tờ không thể giải quyết
được, có những lúc tôi tưởng như “vỡ
trận”… Cách khắc phục của chúng
tôi là động viên các thành viên trong
đoàn phải có ý thức trách nhiệm làm
tốt nhiệm vụ của mình, biết nhẫn nhịn
và tập trung cao độ để sớm hoàn thành
công việc.
Thông điệp quảng bá vẻ đẹp
của vùng núi Hà Giang được
chú trọng như thế nào trong bộ
phim này?
Khi ghi hình, các thành viên
đoàn phim đều có ý thức tìm những
khung cảnh, góc quay đẹp nhất để
phục vụ cho câu chuyện, mọi người
cũng thường nói với nhau, làm sao để
sau khi xem phim sẽ có nhiều khách du
lịch trong và ngoài nước tìm đến chiêm
ngưỡng vùng đất cao nguyên đá độc đáo
này. Nhiều lần anh em trong đoàn đều
đói và mệt nhưng rồi chúng tôi lại động
viên nhau, cố thêm chút nữa, không quay
được hình đẹp thì phí công sức cả đoàn
từ Hà Nội lên đây. Và thế là tất cả lại
cùng cố…
Cặp diễn viên chính Phương
Oanh và Đình Tú đều khá trẻ, vì sao
anh có sự lựa chọn này?
Dù đã yêu cầu họ thử diễn xuất trước
khi giao vai nhưng mấy ngày quay đầu
tiên tôi hơi lo do cả hai diễn viên chưa
thực sự nhập vai. Nhưng sau đó thì tôi
hoàn toàn yên tâm vì sự hóa thân của hai
diễn viên trẻ này, họ đã làm tôi xúc động.
Trong nhiều cảnh diễn khó, họ đã vượt
qua hơn cả sự mong đợi của tôi. Và tôi
biết rằng mình đã không chọn nhầm.
Cảm ơn đạo diễn Đào Duy Phúc!
Thục Miên
(Thực hiện)
Chuyện tình lãng mạn và đau khổ của
đôi bạn trẻ Súa và Vừ