Table of Contents Table of Contents
Previous Page  5 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 5 / 92 Next Page
Page Background

5

“Cuộc chơi”

về nghề, về

nghệ thuật

Chiêm ngưỡng thiên

nhiên vùng đất Hà Giang

tuyệt đẹp nơi địa đầu Tổ

quốc với những triền núi

ngút ngàn, thung lũng hoa

tam giác mạch nên thơ,

với cao nguyên đá hùng

vĩ, những mái nhà ẩn sau

bờ rào đá, những tà váy

xòe rực rỡ của các cô gái

và tiếng sáo da diết bay

bổng của các chàng trai Mông… là những

trải nghiệm đặc biệt của khán giả khi đón

xem bộ phim này. Tuy vậy, để có được

những thước phim cho ra chất miền sơn

cước thì vô vàn khó khăn, hiểm nguy mà

đoàn làm phim phải đối mặt. Việc lựa

chọn bối cảnh cho bộ phim

LYDVS

được

ekip gồm đạo diễn, họa sĩ và người tổ

chức sản xuất chuẩn bị rất sớm và công

phu với hai chuyến khảo sát tại nhiều địa

điểm ở hai tỉnh Lào Cai và Hà Giang.

Hầu hết bối cảnh của phim đều được

thực hiện ở những nơi địa hình khó khăn,

hiểm trở. “Có những lúc, mọi người trong

đoàn phim không tin và không ủng hộ

việc tôi và đạo diễn lựa chọn địa điểm

quay vì cho rằng quá khó khăn và hiểm

trở. Cách duy nhất để thuyết phục mọi

người là tôi phải đến đó kiểm tra kĩ càng

điều kiện đặt máy, vị trí của diễn viên

có an toàn không rồi mới yên tâm thực

hiện” - Tuấn Anh, quay phim của

LYDVS

chia sẻ.

Bối cảnh nguy hiểm nhất phải kể

đến là đỉnh Mã Pì Lèng. Để lên được

đỉnh núi, toàn bộ đoàn làm phim phải

mang theo thiết bị, đồ đạc và đi bộ trong

khoảng 45 phút. Diễn viên đứng trên

miệng vực, sâu hun hút phía dưới là dòng

sông Nho Quế và đặt hoàn toàn cảm xúc

vào nhân vật, đó là một việc không hề dễ.

Biên kịch và cũng là tác giả của câu

chuyện - nhà văn Đỗ Bích Thúy, sinh ra ở

Hà Giang, từng làm việc nhiều năm ở đây

cho biết: “Câu chuyện này tôi viết cách

đây 10 năm với tất cả tâm huyết, hiểu biết

về đời sống, con người Hà Giang. Tôi

cũng hồi hộp mong chờ từng tập phim lên

sóng và sự đón nhận của khán giả”.

Trong suốt gần sáu tháng ở Hà Giang,

ekip sản xuất thường xuyên đối mặt với

cái lạnh, có lúc nhiệt độ xuống 5 o C. Diễn

viên Đình Tú đã có một ngày quay đúng

khi thời tiết lạnh, anh phải mặc tới bảy cái

áo giữ nhiệt mới trụ nổi. May mắn mỗi

khi thực hiện cảnh quay ngoài trời thì thời

tiết lại ổn định đã giúp cho khuôn hình về

đồng hoa tam giác mạch rất lung linh.

Bộ phim

LYDVS

được thực hiện

bằng 2 máy quay PDW 850 XDCam,

dòng máy HD tương đối hiện đại cùng

với những thiết bị hỗ trợ như: cẩu điện

(Crane), Doly và một số thiết bị khác.

Mong muốn lớn nhất của những người

làm phim là tái hiện sống động những

gì thuộc về cuộc sống và thiên nhiên nơi

đây. Quay phim Tuấn Anh cho rằng, anh

đã cố gắng ghi lại những hình ảnh chân

thật, hạn chế tối đa sự can thiệp của kĩ

thuật: “Bộ phim là thử nghiệm của tôi

trong việc xử lí ánh sáng. Vì vậy, một số

cảnh quay còn đôi chút tiếc nuối vì không

đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy

nhiên, đây là một trong những bộ phim

tôi hài lòng nhất về phần hình ảnh”.

“Học làm người Mông” là câu “thần

chú” quen thuộc của các diễn viên tham

gia. Từ những nghệ sĩ lớn tuổi lần đầu

hóa thân thành người dân tộc như: NSND

Bùi Bài Bình, diễn viên Minh Phương

đến các nghệ sĩ trẻ như: Đình Tú, Phương

Oanh, Doãn Quốc Đam, Hương Giang…

đều ngấm dần và yêu hơn những nét văn

hóa của vùng đất này. Đạo diễn Đào Duy

Phúc chia sẻ rằng, các diễn viên trong

bộ phim này đều có tố chất “điên”, cái

“điên” trong diễn xuất, nhập vai khiến

mỗi vai diễn đều có những phút thăng

hoa, thậm chí như “lên đồng”. Để rồi, khi

phim đóng máy, cảm xúc vẫn theo họ,

hồi hộp chờ ngày phim lên sóng để trải

nghiệm thêm một lần nữa cao nguyên đá,

đồng hoa tam giác mạch và vẻ đẹp chân

chất, bình dị của vùng đất và con người

Hà Giang trên màn ảnh.

Thu Hiền

Đạo diễn và quay phim cân nhắc vị trí góc

máy trong một cảnh quay từ trên cao

Quay phim Tuấn Anh và

góc máy từ trên cao

Ngôi nhà của người Mông

được sử dụng trong phim

Bánh tam giác mạch -

đặc sản vùng cao

Hà Giang lên phim