Previous Page  69 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 69 / 92 Next Page
Page Background

69

Tìm hiểu và tiếp xúc với

các gia

đình có con mắc chứng tự kỉ đã giúp

anh có được những câu chuyện xúc

động như thế nào?

Qua khảo sát thực tế, tôi đã lựa chọn

ba gia đình điển hình có con em tự kỉ ở

những giai đoạn can thiệp khác nhau để

ghi hình cho bộ phim

Tương lai nào cho

con?

. Thứ nhất là gia đình anh Hoàng

Đình Hùng và vợ là chị Nguyễn Thị

Hằng. Cháu trai đầu của anh

chị là Hoàng Đình Vinh, 5

tuổi mắc chứng rối loạn phổ

tự kỉ điển hình. Để can thiệp

cho con, anh chị đã gửi cháu

học tại nhiều nơi nhưng

không thành công. Hiện

tại, cháu đang được gửi can

thiệp tại một Trung tâm giáo

dục đặc biệt ở quận Thanh

Xuân với tiền học mỗi tháng

khoảng 5 triệu đồng. Hàng

ngày, từ sáng sớm, anh

Hùng phải đưa con vượt hơn 30km, qua

sông Hồng, qua biết bao đoạn đường

ách tắc để đưa con tới trường, rồi mới

đến nhà máy ở tận Văn Điển... Thứ hai

là gia đình anh chị Nguyễn Văn Toàn

và Trần Thị Khuê ở Hà Tĩnh. Anh chị

có hai con gái sinh đôi mắc chứng tự kỉ.

Do Hà Tĩnh chưa có cơ sở can thiệp cho

trẻ tự kỉ nên hai năm nay, anh Toàn chị

Khuê đem hai con đi gửi can thiệp tại

TP Vinh. Hai anh chị đều là giáo viên,

không thể bỏ dạy nên đành nhờ hai bà

nội, ngoại ra Vinh chăm sóc hai cháu.

Gia cảnh chia đôi, đồng lương eo hẹp,

cuộc sống khó khăn khi tiền học và sinh

hoạt trông cả vào đồng lương của hai

vợ chồng. Cuộc sống của họ dường như

bế tắc trong khi sức khoẻ của cả hai bà

ngày một yếu...

Bên cạnh đó, tôi cũng quyết định

đưa vào phim câu chuyện về chặng

đường can thiệp thành công cho con

của chị Nguyễn Mai Anh ở Hoàng Mai,

Hà Nội. Câu chuyện của mẹ Mai Anh

và bé Nguyễn Trung Hiếu trong phim

tuy không có những cảnh gây bất ngờ,

sửng sốt đối với khán giả nhưng thông

qua những kĩ năng sống, khả năng giao

tiếp, hòa nhập với xã hội của Trung

Hiếu, chúng ta sẽ cảm nhận được sự cao

cả của tình mẫu tử, thể hiện qua đức hi

sinh, tính nhẫn nại và sự bền bỉ của một

người mẹ đã quên mình nhằm tạo dựng

một tương lai tốt đẹp hơn

cho con.

Anh đã làm thế nào

để có thể truyền tải những

câu chuyện xúc động đó đến

với khán giả một cách chân

thực nhất?

Tôi bị ám ảnh khi nghĩ

đến chặng đường mà anh

Hùng và hai bà cụ gần 70

tuổi phải vượt qua mỗi ngày. Giống như

anh Hùng, mỗi ngày đối với hai bà lão

Lê Thị Lý và Nguyễn Thị Sâm cũng là

một cuộc việt dã nhưng lại kèm cả mang

vác nặng. Ngày nối ngày, hai buổi sớm

chiều, vượt lên những đau mỏi của tuổi

già cùng sự đỏng đảnh của thời tiết, hai

bà đều đặn cõng, đưa hai đứa cháu nội,

ngoại từ nơi thuê trọ tới trường chuyên

biệt để can thiệp…

Xuất phát từ thực tế đó, tôi quyết

định không xây dựng kịch bản giả định

như thông lệ mà hướng đến thực hiện

tập phim này theo hình thức ghi hình

thực tế, không dàn dựng, không sử

dụng lời bình. Tính hấp dẫn, sự thuyết

phục của tác phẩm sẽ được tạo dựng

bằng chính những khuôn hình và âm

thanh chân thực của đời sống, cùng

thủ pháp dựng (montage) song hành,

xen kẽ.

Sau một quá trình dài khoảng

gần một năm

tìm hiểu và tiếp xúc với

các nhân vật, hẳn anh đã trang bị

cho mình được rất nhiều kiến thức về

Chứng rối loạn phổ tự kỉ. Anh có lời

khuyên nào với các gia đình không

may có con mắc chứng tự kỉ không?

Phải khẳng định là tôi chưa thực sự

hiểu hết các vấn đề liên quan tới Chứng

rối loạn phổ tự kỉ. Thời gian làm phim

cũng đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp

xúc với nhiều chuyên gia hàng đầu cũng

như không ít các gia đình có con em tự

kỉ. Theo tôi, do nhiều nguyên nhân khác

nhau, có thể là do thiếu hiểu biết hoặc

do còn mặc cảm và định kiến, nhiều cha

mẹ đã làm lỡ đi các cơ hội quý giá giúp

can thiệp tốt hơn, hiệu quả hơn cho trẻ.

Vì vậy, ngay từ khi trẻ sinh ra cho đến

8 tháng tuổi, cha mẹ nên chú ý đến các

hành vi giao tiếp và khả năng phát âm

của trẻ, hầu có thể tìm kiếm các dấu

hiệu nguy cơ tiềm ẩn, từ đó qua sự chẩn

đoán và hướng dẫn của các nhà chuyên

môn, thực hiện các biện pháp can thiệp

một cách tích cực và thường xuyên, giúp

trẻ giảm thiểu đến mức thấp nhất tình

trạng tự kỉ nếu có.

Cảm ơn anh!

Yến Trang

(Thực hiện)

Chị Mai Anh cùng con (Nguyễn Trung Hiếu)

trong một buổi tập nâng cao thể lực

Chị Mai Anh cùng con (Nguyễn Trung Hiếu)

trong một hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp

Giây phút chị Trần Thị Khuê (bìa trái)

ra thăm các con

Một thời điểm bùng nổ hành vi của cháu

Hoàng Đình Vinh