Previous Page  68 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 68 / 92 Next Page
Page Background

68

VTV

Phía sau

Màn hình

Sự gia tăng số lượng người mắc

Chứng rối loạn phổ tự kỉ đã trở

thành mối quan tâm đặc biệt

của nhiều quốc gia trên thế

giới, trong đó có Việt Nam.

Những chia sẻ của đạo diễn Hồ

Chí Cường về series PTL

Tự kỉ

với

2 tập phim:

Tương lai nào cho

con?

Nhận thức về tự kỉ

không chỉ giúp nâng cao hiểu

biết chung mà còn tạo sự đồng

cảm, sẻ chia trong cộng đồng

đối với người tự kỉ và gia đình.

Ở Việt Nam, chứng tự kỉ

đã được

nhận thức trong những năm gần đây

nhưng chỉ mới dừng lại ở giai đoạn

đầu tiên. Điều đó có khiến anh gặp

nhiều khó khăn khi thực hiện series

PTL này không?

Thuật ngữ “tự kỉ” tưởng chừng rất

quen thuộc và vẫn được chúng ta

(vô tình hay hữu ý) sử dụng trong đời

sống. Nhưng thực ra hiểu biết của cộng

đồng về tự kỉ còn rất mơ hồ do thiếu

thông tin hoặc nguồn thông tin được phổ

biến chưa đầy đủ, không chính xác. Hậu

quả là có rất nhiều cách hiểu chưa đúng,

sai lệch về chứng rối loạn phổ tự kỉ. Vì

thế, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

đã gây tổn thương và tạo ra những rào

cản trong cuộc sống của những người

tự kỉ vốn đã thiệt thòi ngay từ khi sinh

ra. Mặt khác, khi mới phát hiện con em

mắc chứng tự kỉ, hầu hết các bậc cha mẹ

thường không chấp nhận khi phải đối

mặt với thực tế đó. Họ thường mặc cảm,

thu mình lại, đề phòng, lẩn tránh chia

sẻ… tạo ra những vùng lõm, khuyết về

thông tin.

Qua trải nghiệm thực tế, tôi cũng

nhận thấy rằng, những khó khăn trẻ tự

kỉ thường gặp phải có thể đến từ những

việc tưởng chừng vô cùng đơn giản đối

với người bình thường. Đó là việc biết

đòi ăn khi đói, biết đòi uống khi khát,

biết đau, biết sợ, biết khóc, biết cười,

biết yêu thương, biết gọi bố, biết chào

mẹ... Bên cạnh đó, do chứng rối loại

phổ tự kỉ quá phức tạp nên hiện vẫn còn

rất nhiều quan điểm tranh cãi trong giới

chuyên môn. Do đó, việc thực hiện đề

tài này thực sự gặp rất nhiều khó khăn.

Trong xã hội, nhiều người luôn

coi tự kỉ là một căn bệnh. Đây có phải

là một quan niệm sai lầm?

Đúng là nhiều người đã nhầm lẫn

Hội chứng rối loạn phổ tự kỉ là một căn

bệnh. Cách gọi này tuy không sai nhưng

thường bị các gia đình có trẻ tự kỉ phản

ứng mạnh. Theo họ, cách gọi này sẽ vô

tình dẫn đến những suy nghĩ sai lệch,

đó là quên yếu tố

bẩm sinh mà chỉ cố

tìm ra các nguyên

nhân mắc phải sau

khi sinh, đặc biệt

là yếu tố cha mẹ

ít chăm sóc con, ít

trò chuyện với trẻ,

thường xuyên để

trẻ ở nhà với những

người thiếu quan

tâm về mặt giao

tiếp, ít trò chuyện

với trẻ như người

giúp việc, ông bà…

Và quan trọng nhất,

khi coi tự kỉ là một chứng bệnh, sẽ

khiến nhiều người hiểu rằng, đã là bệnh

ắt có thuốc chữa, cách chữa. Vì thế,

nhiều gia đình sẽ mải miết đi tìm những

loại thuốc quý hiếm, những phương

pháp để chữa trị tận gốc dẫn đến những

định hướng sai lầm trong các biện pháp

can thiệp như chọn giải pháp đi theo các

kinh nghiệm của những bà mẹ khác mà

không hiểu rằng tình trạng của con mình

hoàn toàn khác. Những yếu tố này sẽ

làm lãng phí thời gian, đánh mất cơ hội

can thiệp sớm và phù hợp cho trẻ.

Điều đó có nghĩa là bộ phim

sẽ chỉ ra những quan niệm sai lầm

thường gặp phải trong nhận thức cộng

đồng về tự kỉ ở Việt Nam hiện nay?

Trong tập phim có tên

Tương lai nào

cho con?

, tôi đã dùng các câu chuyện

với những nhân vật điển hình để khắc

họa nhằm tái hiện một cách chân thực

nhất chặng đường gian nan can thiệp

cho con tự kỉ. Không sử dụng lời bình,

nhưng thông qua những cảnh quay chân

thực, truyền cảm; những lời tâm sự từ

con tim, khán giả sẽ tự cảm nhận để có

một nhận thức mới, cũng như có được

một cách ứng xử phù hợp hơn với người

tự kỉ và gia đình. Còn ở tập phim

Nhận

thức về tự kỉ

, với mục tiêu phổ cập những

thông tin thiết thực, hữu ích nhất không

chỉ cho cộng đồng

mà còn hướng đến

những gia đình khi

chớm phát hiện ra

con em có chứng

rối loạn phổ tự kỉ.

Thông qua hai tập

phim trên, khán

giả có thể phần

nào chia sẻ, cảm

nhận một phần

những khó khăn

mà các gia đình có

con em tự kỉ đang

phải đối mặt.

Đạo diễn Hồ Chí Cường:

Hành trình hiểu, đồng cảm

và sẻ chia...

Chứng rối loạn phổ tự kỉ đã xuất hiện từ

rất lâu nhưng phải đến năm 1943, bác sĩ

tâm thần người Mỹ Leo Kanner lần đầu

tiên mô tả chứng tự kỉ và tách biệt

người mắc chứng tự kỉ ra khỏi nhóm

bệnh nhân thần kinh, khi đó hội chứng

tự kỉ mới chính thức được đặt tên. Còn ở

Việt Nam, khái niệm “tự kỉ” chỉ mới xuất

hiện từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX

và chỉ đơn thuần là một thuật ngữ trên lí

thuyết mà không có trong các văn bản

pháp luật. Với những lí do đó, nhiều

người Việt Nam đã nhầm lẫn Hội chứng

rối loạn phổ tự kỉ là một căn bệnh.

Đạo diễn Hồ Chí Cường