90
VTV
sống
khỏe
T
hoái hóa sụn khớp là tình trạng
hư hại sụn khớp không hồi
phục. Đây là căn bệnh mãn tính,
thường gặp ở người từ độ tuổi trung niên
(khoảng trên 40 tuổi). Sụn khớp chính
là thành phần trắng, giòn bao bọc hai
đầu xương của khớp. Bình thường, sụn
khỏe mạnh cho phép các xương trượt
qua nhau, giúp giảm sóc khi vận động.
Khi bị thoái hóa, lớp trên của sụn bị vỡ
và mòn đi, khiến cho xương dưới sụn cọ
vào nhau. Việc cọ xát này sẽ khiến người
bệnh bị đau, sưng và hạn chế khả năng
cử động khớp.
Sụn khớp bị hư hại do nhiều nguyên
nhân khác nhau như: béo phì, leo dốc
nhiều, khiêng vác quá nặng, chấn thương
khớp… hoặc đơn giản là do lão hóa
theo tuổi tác. Trong nhiều trường hợp,
thoái hóa sụn khớp rất khó nhận biết và
chỉ thực sự nhìn thấy khi kiểm tra bằng
chiếu chụp X-Quang. Các triệu chứng
đau khớp, cứng khớp vào buổi sáng, khi
cử động phát ra tiếng lạo xạo hay đôi khi
sưng lên… là dấu hiệu nhận biết tương
đối chính xác của sụn khớp bị thoái hóa.
Tình trạng đau nhức có thể làm hạn
chế khả năng vận động của các khớp,
khiến người bệnh đi lại hoặc thay đổi tư
thế rất khó khăn. Hậu quả có thể xuất
hiện các biến chứng thoái hóa như lỏng
khớp, biến dạng lệch
trục khớp, thậm chí trở
thành người tàn phế,
phải phụ thuộc vào các
dụng cụ hỗ trợ hoặc sự
trợ giúp của người khác
trong sinh hoạt hàng ngày… Khi bệnh
vào giai đoạn nặng, nhiều bệnh nhân
phải thay khớp nhân tạo để duy trì khả
năng vận động.
Người bệnh khi đến bác sĩ thường
được kê thuốc điều trị triệu chứng, bao
gồm thuốc kháng viêm giảm đau làm
giảm ngay quá trình sưng đau khớp. Tuy
nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này
chỉ có tác dụng nhất thời, không thể hồi
phục lớp sụn bị thoái hóa mà còn làm
tăng nhiều tác dụng phụ như gây viêm
loét dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng
gan thận…
Để làm chậm quá trình lão hoá, các
bác sĩ khuyên những người cao tuổi nên
sống lạc quan, yêu đời, sinh hoạt điều độ,
không làm việc quá sức, giữ cân bằng
giữa làm việc và nghỉ ngơi, tăng cường
ăn rau quả, giảm ăn thịt, năng vận động
vừa sức... Những năm gần đây, y học
hiện đại đã nghiên cứu tìm ra một số
hoạt chất có tác dụng phục hồi, tái tạo
mô sụn khớp nhằm phòng ngừa và hỗ
trợ điều trị thoái hóa khớp. Trong đó,
nổi bật là Glucosamine Sulfate, chất
tham gia quá trình chuyển hóa tổng
hợp tạo thành phần của sụn khớp, giúp
tăng sản xuất chất nhầy, tăng độ nhớt
và bôi trơn của dịch khớp. Ngoài ra,
Glucosamin Sulfate còn kích thích sản
sinh mô liên kết của xương, giảm quá
trình mất Calci của xương.
Tuy nhiên, Glucosamin Sulfate rất
dễ bị hút ẩm chuyển dạng và không
còn tác dụng nữa. Các nhà khoa học đã
nghĩ ra giải pháp điều chế Glucosamine
Sulfate có cấu tạo rất đặc biệt là vi tinh
thể, với độ ổn định cao, khó bị hút ẩm
trong Viartril-S. Viartril-S có tác dụng
làm tăng tái tạo sụn khớp và giảm quá
trình hủy khớp; có thể giúp điều trị các
bệnh thoái hóa xương khớp, thoái khớp
nguyên phát và thứ phát như thoái khớp
gối, háng, tay, cột sống, vai, viêm quanh
khớp, loãng xương, gãy xương teo khớp,
viêm khớp mãn và cấp… Thuốc an toàn
đối với bệnh nhân bị bệnh tim mạch, tiểu
đường, huyết áp.
Diệp Chi
Bí quyết vàng
cho tuổi già nhanh nhẹn
Quyluật c atạo
akhông cho
phép con người trẻ mãi không
già. Lão
alà một qu tr t
nhiên và xảy ra liên t c, trong
đ , tho i h as khớplà bệnh lí
ph biến và tăng dần theo tu i
c. Việc p g ng a đúng c ch
s g p phần giúp người lớn tu i
đi lại dễ dàng, nhanh nhẹn và
hoạt bát hơn trong cuộc sốn g.
Ph ng tránh đúng cách s góp phần ngăn chặn thoái hóa sụn khớp
Thoái hóa sụn khớp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm