Previous Page  83 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 83 / 92 Next Page
Page Background

83

Vì là dâu mới nên chị vội vàng vào

lấy phong bao lì xì đã chuẩn bị sẵn để

mừng tuổi cho cháu gái. Lúc này, người

chị chồng mặt đỏ tía tai vội vàng mắng

con rồi cười chống chế: “Ơ, hay cái con

bé này, mẹ nói thế lúc nào hả?”.

Có lẽ do trẻ nhỏ ngày càng được

tiếp xúc nhiều với đồng tiền hơn như

bố mẹ cho trẻ tiền ăn quà sáng, tiền

mua truyện sách, tiền lì xì… nên cũng

hiểu được phần nào giá trị của đồng

tiền. Ngay cả những đứa trẻ mới được

3 - 4 tuổi cũng đã biết: “Cháu thích tờ

polyme hơn” hoặc cũng không ít những

đứa trẻ khi bóc phong bao lì xì ra, nếu

được mừng đồng tiền mệnh giá lớn thì

vui mừng, phấn khởi, lúc được món

tiền mừng tuổi nhỏ thì thái độ tiu nghỉu.

Trẻ nhỏ là tấm gương phản chiếu của

người lớn, chắc chắn một đứa trẻ 3 - 4

tuổi biết chọn đồng tiền mệnh giá to,

nhỏ không phải do chúng biết được giá

trị thực của đồng tiền mà phần lớn do

bố mẹ không nghĩ việc trêu đùa đã vô

tình dạy đứa trẻ. Chẳng hạn như khi

Ảnh minh họa

người lớn nói vui: “Con bảo chú là cháu

thích tờ kia cơ”, “Con chọn tờ màu xanh

đi” hoặc “Chú cho tờ này to hơn, thích

chưa”…. đã vô tình dạy trẻ thực dụng.

Và người lớn cũng nên dạy trẻ tiêu tiền

cũng như hiểu được giá trị của tiền ngay

từ khi trẻ biết cầm những đồng tiền đầu

tiên trong đời. Nhiều trẻ sau khi nhận

được tiền mừng tuổi đã dùng vào những

việc vô bổ như chơi điện tử, mua đồ

chơi, tiêu phung phí. Bố mẹ nên hướng

dẫn trẻ tiêu tiền vào những việc phục vụ

cho học tập hoặc những mục đích chính

đáng. Qua việc giáo dục trẻ cách tiêu

tiền, bố mẹ có thể dạy dỗ con biết trân

quý đồng tiền được làm ra từ sức lao

động, biết trân trọng những giá trị tinh

thần từ phong tục mừng tuổi đầu năm.

Thảo Nguyên