Previous Page  82 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 82 / 92 Next Page
Page Background

82

VTV

nhỏ

to

Tục lệ đẹp ngày xuân

Tục lệ lì xì đầu năm mới đã có từ rất

lâu. Tương truyền, có một con yêu quái

chuyên xuất hiện vào đêm Giao thừa,

thích xoa đầu những đứa trẻ đang ngủ

ngon giấc làm chúng bị sốt cao hoặc trở

nên ngớ ngẩn. Vì thế, những gia đình

có con nhỏ phải thức cả đêm để canh

không cho yêu quái làm hại con mình.

Có một gia đình nhà nọ, ngoài 50 tuổi

mới sinh được một mụn con trai. Tết

năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà biết

rằng chú bé này sẽ gặp họa với yêu quái

nên biến thành 8 đồng tiền đồng, cha

mẹ chú đem gói vào một mảnh giấy đỏ,

đặt bên cạnh gối đứa bé. Khi con quái

vật đến, những đồng tiền lóe lên khiến

con quái vật hoảng sợ phải bỏ chạy. Câu

chuyện đã được lan truyền khắp mọi nơi

và cũng kể từ đó, cứ mỗi dịp Tết đến,

người ta lại đem tiền bỏ vào một phong

bì đỏ để đem tặng trẻ nhỏ. Dần dần, việc

ấy đã trở thành thói quen và duy trì cho

đến tận bây giờ, mọi người gọi đó là tục

mừng tuổi đầu năm mới.

Ngày nay, trong những ngày đầu

năm mới, mọi người đến nhà những

người mình yêu quý để thăm hỏi và

chúc tết, đồng thời không quên mừng

tuổi khi gặp trẻ em hay những người

cao tuổi. Mừng tuổi đầu năm như một

lời chúc may mắn, sức khỏe và sung

túc. Đó là những phong bao màu đỏ

bên trong chứa tiền mới, gọi là tiền may

mắn. Phong bao mừng tuổi còn tượng

trưng cho tài lộc, nhiều người tin rằng,

khi họ nhận được hay cho đi càng nhiều

bao lì xì thì càng phát tài phát lộc...

Sáng mùng Một thường là thời điểm

thích hợp nhất để mừng tuổi, khi con

cháu trong gia đình cùng nhau quây

quần để chúc thọ ông bà, cha mẹ. Ý

nghĩa chính không nằm ở tiền mà quan

trọng là ở thông điệp, con cháu chúc ông

bà bách niên giai lão; ông bà mong con

cháu làm ăn phát đạt, trẻ em thì hay ăn

chóng lớn… Vì thế, tiền lì xì thường là

những món tiền nhỏ nhưng gồm cả tiền

lẻ và tiền chẵn. Đứa trẻ nào cũng sung

sướng khi nhận những phong bao mừng

tuổi - những đồng tiền đầu tiên chúng có

quyền “sở hữu”.

Những tình huống bi hài

Mỗi dịp Tết cổ truyền, vẫn còn đâu

đó không ít những câu chuyện dở khóc

dở cười xung quanh chuyện mừng

tuổi. Đúng là cả năm mới có một lần

nhưng cũng là việc đáng để người lớn

suy nghĩ, bởi nhiều bố mẹ đôi lúc vô

tình làm con trẻ trở nên thực dụng với

tiền mừng tuổi. Anh Đỗ Trần Quân vẫn

nhớ mãi lần khó xử trong dịp Tết năm

ngoái khi đến nhà một người bạn chơi.

Đang mải chơi cùng chúng bạn ở đầu

ngõ, thấy khách đến nhà, bé Tôm (con

bạn anh) chạy luôn về nhà lễ phép chào

khách. Tuy nhiên, cu cậu không chạy

ra ngoài chơi tiếp mà cứ đứng lì ở đó.

Bố Tôm biết tính con nên đã bảo ra

ngoài chơi, cu cậu nhất định không ra.

Anh Quân bèn rút tiền ra mừng tuổi cho

Tôm. Nhưng không may trong ví toàn

tờ tiền to, lục mãi mới thấy tờ 20.000

đồng mừng tuổi cho cu Tôm và không

quên chúc con hay ăn chóng lớn, học

giỏi. Bất ngờ, cu Tôm chỉ vào ví của anh

Quân nói: “Cháu thích tờ đỏ kia cơ bác

ạ”. Hóa ra “tờ đỏ” chính là tờ 200.000

đồng. Ông bố ngượng chín người vội

vàng kéo con ra ngoài chơi. Cũng trong

một tình huống tương tự, vợ chồng chị

Hoa ở Hà Nội về quê ăn Tết, sáng mồng

Một, cả nhà đang bận rộn chuẩn bị mâm

cơm thắp hương tổ tiên, bỗng nhiên cô

cháu gái cùng với bố mẹ sang chúc Tết

ông bà nói to: “Mợ Hoa ơi, mẹ cháu bảo

sang đây sẽ được mợ mừng tuổi đấy”.

Lì xì

Sao cho

đúng cách?

Mừn g tu i là một nét văn ho

đẹp trong dịp Tết c truyền,

nhưng trong cuộc sốn g ngày

nay đôi lúc chúng ta vô

làm không đúng c ch. Nhiều

tình huốn g d kh c, d cười

chuyện mừn g tu i (l x )

cho trẻ.

Ảnh minh họa