63
thách thức, áp lực khác nhau.
Nếu trước đây, đó là sự thiếu
thốn về cơ sở vật chất trong sản
xuất các chương trình truyền
hình thì ngày nay, với bản thân
tôi, đó là làm thế nào để khán
giả đón xem, hứng thú với
những chương trình về KHCN
trên sóng truyền hình. Giữa một
xã hội tràn ngập thông tin, giữa
vô vàn lựa chọn về kênh tiếp
cận, để kéo khán giả đến với
chương trình của mình không dễ và để
những thông tin mình truyền tải đi vào
lòng khán giả lại càng khó hơn.
Giải thưởng vừa nhận được
hẳn sẽ là động lực để bạn và ekip
tiếp tục đem đến những tác phẩm có
giá trị nhằm nâng cao nhận thức của
xã hội về vai trò của KHCN trong thời
đại mới?
Tôi nghĩ rằng, giải thưởng Báo chí
về Khoa học Công nghệ mà ekip Phòng
Khoa học Công nghệ, Ban Khoa giáo,
Đài THVN vừa nhận được bên cạnh ý
nghĩa là sự ghi nhận, khích lệ của Bộ
KH & CN, đồng thời cũng là niềm tin gửi
gắm đến các phóng viên, nhà báo trên
mặt trận này. Để chúng tôi thực sự
phản ánh và góp phần vào dòng chảy
phát triển mạnh mẽ của Khoa học Công
nghệ nước nhà và giúp những ý tưởng
khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cất cánh.
Cảm ơn Mai Quyên!
NGỌC MAI
(Thực hiện)
được quan tâm trong thời gian qua của
Việt Nam.”
Có thể nói, khách mời đóng vai
trò quan trọng làm nên thành công
của chương trình - các nhân vật đều
nói trúng và đem đến nhiều thông
điệp hay về khởi nghiệp sáng tạo, kết
nối toàn cầu. Để thuyết phục được
các khách mời này có khó không?
Khách mời của chương trình là ông
Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục
Phát triển thị trường và doanh nghiệp
khoa học và công nghệ, Bộ KH & CN;
Bà Thạch Lê Anh - người sáng lập, Chủ
nhiệm Vietnam Silicon Valley và ông
Lương Văn Hùng - Tổng giám đốc
Công ty TNHH Nông trại chia sẻ
Sharefarm. Thực sự, để làm việc với
những khách mời như vậy vừa khó lại
vừa dễ. Khó ở chỗ, họ là những
chuyên gia về khởi nghiệp sáng tạo,
bản thân họ cũng từng tham gia hàng
chục chương trình về cùng đề tài này.
Chúng tôi hỏi họ sẽ nói gì trong chương
trình này để có thông tin mới, để bản
thân họ thấy hứng thú khi trò chuyện.
Câu hỏi đó bản thân ekip phải tự trả lời
khi đặt vấn đề mời các khách mời.
Nhưng lại dễ ở chỗ, một khi các khách
mời đã đồng ý tham gia chương trình,
họ đều rất nhiệt tình góp ý, tư vấn cho
ekip. Chúng tôi đã trao đổi qua lại để
chỉnh sửa nội dung cho phù hợp trước
giờ ghi hình.
Một chương trình tọa đàm nói
về vấn đề vừa cụ thể vừa vĩ mô mà
chỉ có thời lượng 30 phút, làm sao
các khách mời truyền tải đúng -
trúng trọng tâm đã là khó mà lại hấp
dẫn, thu hút khán giả như chương
trình đã đạt được thì chắc hẳn ekip
đã rất trăn trở?
BTV Mai Quyên tác nghiệp trong phòng vô trùng của
trung tâm nano, ĐH khoa học tự nhiên, ĐH quốc gia
Hà Nội để quay các thiết bị siêu nhỏ
BTV Mai Quyên thứ 2 từ trái nhận
giải Nhất Giải thưởng báo chí KHCN 2018
Đúng như chị nói. Đó là câu hỏi mà
tôi tin tất cả các phóng viên mảng
KHCN đều đang trăn trở trước những
đề tài, bài viết, tác phẩm của mình. Báo
chí luôn cần tìm ra cách truyền tải thông
điệp theo cách mà khán giả muốn xem,
với hi vọng khán giả sẽ thấy hấp dẫn và
tiếp thu những nội dung này một cách
tự nhiên nhất. Nhưng tôi tin, KHCN là
luôn hướng tới cái mới, KHCN chính là
tương lai. Do đó, bản thân KHCN đã có
sự thú vị riêng của nó.
KHCN và đổi mới sáng tạo có
vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, đặc biệt trong thời đại 4.0
hiện nay. Những người làm báo về
KHCN cũng đứng trước nhiều sức
ép, theo Mai Quyên thì đó là gì…?
Tôi nghĩ rằng, mỗi thời điểm, các
nhà báo, phóng viên nói chung và trong
lĩnh vực KHCN nói riêng lại có những