Table of Contents Table of Contents
Previous Page  25 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 25 / 92 Next Page
Page Background

25

Từ những ngày khó khăn đầu

tiên phải tập cầm bút chì bằng

ngón chân đến mỏi rã rời, anh đã

có thể bắt đầu tạo nên hình khối

sau những đường nét nguệch

ngoạc. Bên cạnh các hình vẽ

phong cảnh, tĩnh vật, anh còn

hoàn thiện được cả những bức

chân dung sống động. Những

bức vẽ của anh mô phỏng ảnh

chụp khá sắc sảo và có hồn. Các

bức vẽ này giúp anh được biết

đến nhiều hơn. Không ít người đã gửi

ảnh đến và nhờ anh vẽ chân dung.

GÓP TÀI HOA CHO ĐỜI

Trung tâm NCN trở thành ngôi nhà

quen thuộc của họa sĩ Nguyễn Văn

Tây và nhiều người bạn khác như

nghệ nhân tranh vỏ ốc Ngọc Hiếu có

giọng hát ngọt ngào, nhà thiết kế Mari

Nguyên… Họ tạo thành một cộng

đồng đặc biệt, vượt qua khó khăn và

khiếm khuyết để tạo nên những sản

phẩm nghệ thuật giá trị, hữu ích.

Trung tâm có không gian trưng bày và

giới thiệu những sản phẩm trang sức,

thủ công mĩ nghệ đẹp mắt, có ý nghĩa

về nghệ thuật lẫn ứng dụng khiến

khách tham quan đều phải trầm trồ.

Nhưng điểm đặc sắc nhất của trung

tâm này chính là khu vực làm việc của

các nghệ nhân ngay cạnh các khu vực

trưng bày đẹp mắt. Không khí làm việc

tại đây cũng đặc biệt, mọi người đều

say mê với những tác phẩm của mình

với tinh thần tập trung cao độ. Người

chăm chú từng nét vẽ, tỉ mẩn chạm trổ

các khúc gỗ nên hình, người miệt mài

gắn kết các hạt cườm… Sự phối hợp

nhịp nhàng giữa các nghệ nhân ở đây

càng khiến mọi người cảm phục hơn

khi họ giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể,

ánh mắt, giọng nói… theo cách riêng.

Mặc dù có người không nghe, không

nói được nhưng tất cả mọi việc đều

được vận hành rất suôn sẻ. Ở đây,

các nghệ nhân lành nghề và nghệ

nhân khuyết tật đều được công nhận

tài năng, công sức như nhau.

Những người tạo nên mái nhà

chung này là các doanh nhân có tài,

có tâm. Trong đó đạo diễn Lê Việt,

người hỗ trợ bé Nhã Thy đoạt giải Á

quân

Gương mặt thân quen nhí

2016,

là một trong những thành viên sáng

lập tâm huyết. Anh cho biết: “Khi đi tìm

những đạo cụ chuẩn bị cho các

chương trình nghệ thuật, tôi có cơ hội

biết một nhóm các anh chị nghệ nhân

khuyết tật. Tôi rất cảm phục nghị lực

vươn lên của họ nên kêu gọi một số

doanh nhân thân thiết mong muốn

đưa những sản phẩm mang giá trị

nghệ thuật này kết hợp lại với nhau

tạo nên những sản phẩm độc đáo để

đến được đông đảo hơn với mọi

người; vừa xây dựng được một không

gian gần gũi, gắn kết được những

người thật sự quan tâm đến sản

phẩm với những nghệ nhân khuyết

tật. Cái tên “Nơi cho nhau” được đặt

cho trung tâm như một thông điệp

nhẹ nhàng mà mang ý nghĩa sâu sắc:

người chân thành, sản phẩm chất

lượng”. Những người sáng lập không

quan niệm xây dựng một cơ sở kinh

doanh từ thiện mà muốn tạo sân chơi

công bằng cho các nghệ nhân khuyết

tật. Những sản phẩm độc đáo ở đây

được sáng tạo bằng tài năng, trí tuệ

của các nghệ nhân, mong muốn

được ủng hộ bằng chất lượng sản

phẩm chứ không chỉ đến từ tấm lòng

thiện nguyện, như cách họa sĩ Nguyễn

Văn Tây luôn tâm niệm với tinh thần

lạc quan và yêu cuộc sống: “Họ nhìn

thấy khuyết tật của tôi, tôi nhìn thấy

khả năng của mình”.

PHƯƠNG PHƯƠNG

Các nghệ nhân ở trung tâm

Họa sĩ Nguyễn Văn Tây vẽ Cố NSND Bảy Nam

Nghệ nhân làm tranh vỏ ốc Ngọc Hiếu