9
mọi cách để bước vào cánh cửa Đại
học, có được tấm bằng cử nhân, rồi cất
k ở trong tủ, và đi làm một công việc
chẳng liên quan, đó là một sự lãng phí
khủng khiếp. Các nhân vật trong phim
đã phải trả giá rất nhiều để rút ra kết
luận đó, chúng ta vẫn tiếp tục có những
thế hệ chưa hề phải trả giá bằng thời
gian hay bằng hiện thực nghiệt ngã, họ
chỉ đang cho rằng cánh cửa duy nhất
dẫn đến thành công mang tên đại học,
dù nó hẹp.
Đằng sau mỗi câu chuyện kể
dung dị, đời thường trong bộ phim
Cánh cửa hẹp,
ekip sản xuất đã gặp
những khó khăn như thế nào?
Cánh cửa hẹp
có số lượng nhân vật
lớn. Chúng tôi theo đuổi 10 nhân vật từ
Bắc - Trung - Nam, có độ tuổi trải rộng
từ 17 đến 30 (theo quy định của ABU,
chủ đề
The New Generation
năm nay
tập trung vào nhóm đối tượng từ 15 -
35). Song song với các nhân vật, chúng
tôi cũng phải chờ đợi kết quả điều tra xã
hội học về nhu cầu đào tạo và định
hướng nghề nghiệp của giới trẻ được
thực hiện bởi chính một
nhân vật trong phim (Hồ
Đức Hoàn) để cập nhật.
Chúng tôi khá đau đầu
trong việc tìm bối cảnh để
nhân vật kể câu chuyện
của mình một cách thoải
mái, tự nhiên nhất. Các
bạn đồng nghiệp của
chúng tôi tại địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
đã phải hỗ trợ ekip rất
nhiều. Ánh sáng, thiết bị
quay đặc biệt là những
thứ không thể thiếu. Mỗi
đợt quay, chúng tôi tranh
luận, thậm chí cáu gắt với nhau vì vẫn
muốn có thêm nhiều thiết bị hơn, để thể
hiện nhiều góc máy ấn tượng hơn. Việc
phải trình chiếu bản nháp để các bạn
đồng nghiệp quốc tế góp ý cũng là một
áp lực không nhỏ cho đạo diễn hình ảnh
của phim, anh Lê Phúc. Khi vòng họp
thứ hai kết thúc, các bạn đồng nghiệp
nói lời chúc mừng quay phim và đạo
diễn hình ảnh đã thể hiện rất tốt, chúng
tôi như trút được cả tấn đá trên vai.
Trong số những nhân
vật ekip lựa chọn đưa vào
bộ phim, bản thân đạo diễn
ấn tượng với bạn nào nhất?
Nguyễn Văn Thanh là
nhân vật khiến tôi suy ngh
nhiều nhất. Tôi biết Thanh khi
đặt xe ôm công nghệ, tôi là
khách hàng của Thanh và
chuyện trò với bạn trên một
quãng đường không quá dài.
Bạn nói chuyện lễ phép, kể
chuyện rất thành thực. Nhưng
khi phỏng vấn lần 1, tôi dự định không sử
dụng câu chuyện của Thanh, vì bạn nói
ngọng, vì bạn nói về ước mơ du học của
mình khi không có gì trong tay. Tuy nhiên,
sau Thanh, tôi bắt đầu phỏng vấn đến
nhân vật thứ sáu, thứ bảy thì nhận ra
rằng, Thanh là một người điển hình cho
một nhóm không nhỏ các bạn trẻ hiện
nay, mê bằng cấp, rồi từ chối nó, rồi tìm
đủ mọi cách để nâng cấp bằng cấp, và
không biết tương lai sẽ ra sao. Tôi có thể
nhìn thấy 13 nghìn ngã ba trong câu
chuyện của Thanh, chỉ có những viễn
cảnh mà tôi không biết bạn sẽ thực hiện
nó bằng cách nào. Bởi vậy, Thanh là nhân
vật duy nhất trong phim được đeo bám
ghi hình rất lâu, nhiều lần.
Khai thác câu chuyện việc làm
của thế hệ trẻ ngày nay sau nhiều
năm học hành, thông điệp mà bộ
phim chuyển tải là gì, thưa chị?
Học Đại học có phải là con đường
duy nhất để thành công không? Bằng
cấp có đúng là tấm vé ưu tiên dẫn tới
thành công hay không? Vì sao “cánh
cửa bằng cấp” hẹp và chật vật như vậy
mà chúng ta vẫn tiếp tục để những
người trẻ tin rằng chỉ có thử lửa qua
cánh cửa hẹp đó mới thực sự trưởng
thành? Tôi xin để chính lời chia sẻ của
các nhân vật trong phim - những bạn trẻ
vẫn đang chật vật để đi sao cho đúng
đường - là thông điệp của bộ phim này.
Cảm ơn đạo diễn Thu Trang!
THỤC MIÊN
(Thực hiện)
Đạo diễn Thu Trang tại Quảng Châu,
Trung Quốc
Đạo diễn hình ảnh Lê Phúc
Vũ Khánh Linh nhân vật trẻ nhất trong phim
Ekip sản xuất và nhân vật
Trần Thị Huyền Thương