Table of Contents Table of Contents
Previous Page  8 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 8 / 92 Next Page
Page Background

8

ĐIỂM NHẤN

Cánh cửa hẹp

ĐẠI HỌC LÀ LỰA CHỌN TỐT NHẤT...

Phỏng vấn nhân vật Nguyễn Văn Thanh

Ma Đức Cường vẫn đang thử nghiệm những bước đi mới

(Tiếp theo trang 7)

sản xuất lựa chọn đề tài về bằng cấp

đại học và con đường tương lai của

các cử nhân cho dự án này?

Quan niệm nhất định phải đỗ đại học

mới nên người không phải là mới nhưng

chưa từng cũ. Tâm lí trọng bằng cấp đã

và đang đè nặng lên vai những người

trẻ đang chuẩn bị vào đời. Có đúng là

tấm bằng Đại học sẽ là tấm vé ưu tiên

để các em có được một công việc yêu

thích hay không? Những người trẻ có

đang được khuyến khích để lựa chọn

công việc phù hợp hay không? Đó là

những lí do chúng tôi muốn tìm hiểu các

cung bậc suy ngh và trải nghiệm liên

quan đến câu chuyện này.

Việc đăng kí, thuyết phục các

thành viên của CARE 9 để triển khai

sản xuất bộ phim này có gặp khó

khăn gì không?

Khi chúng tôi họp trình bày ý tưởng

tại phiên họp lần 1 của CARE 9, Giám

đốc sản xuất của dự án năm nay (được

ABU lựa chọn là một đạo diễn nhiều

kinh nghiệm của KBS - Hàn Quốc) đã

đồng ý ngay lập tức. Ông nói, bằng cấp

cũng đang là gánh nặng khủng khiếp đối

với giới trẻ Hàn Quốc, Nhật Bản. Khi

chúng tôi chiếu phiên bản nháp của

phim trong phiên họp thứ hai để ghi

nhận các góp ý từ các nhà sản xuất của

những quốc gia cùng tham gia dự án

năm nay, họ hỏi rất nhiều về áp lực của

tấm bằng Đại học tại Việt Nam. Họ cũng

muốn biết rõ hơn về các số liệu thống kê

điều tra xã hội học để biết được xu

hướng của giới trẻ Việt Nam đang thế

nào, đã tìm được lối ra hay chưa?

Vì sao chị lựa chọn tên phim là

Cánh cửa hẹp

, dụng ý của tên gọi này

là gì?

12 năm để có bằng tốt nghiệp Trung

học phổ thông, 4 năm học đại học để lấy

bằng cử nhân, và 2 năm cho tấm bằng

thạc s . Và sau gần 20 năm đèn sách

đó, những tấm bằng đó được cất k , k

đến nỗi có người còn tìm mãi không ra.

Câu chuyện của Hoàn, không hài lòng

với tấm bằng cử nhân Kinh tế và quyết

định phải du học để có được tấm bằng

cử nhân thứ hai mà vẫn lao đao vì

những thách thức của cuộc sống.

Chuyện của Vũ, một thạc s bỏ tất cả sự

nghiệp ở thị thành để về quê chăn lợn.

Hay chuyện của Thanh, của Linh, những

thanh niên 9x vẫn đang loay hoay giữa

khát khao bằng cấp và những xu hướng

nghề nghiệp chưa có lối ra. Và chuyện

của Thương, Cường, những bạn trẻ vẫn

đang thử nghiệm rất nhiều hướng đi dù

bị coi là điên rồ.

Bạn có hạnh phúc không nếu phải

làm một công việc mà bạn chẳng đam

mê, cũng không yêu thích? Bạn tìm đủ

Ở Việt Nam, bằng cấp là một thước đo cực kì quan trọng đối với một con người.

Các ông bố bà mẹ Việt đã góp phần làm cho thước đo này thêm nặng nề với rất

nhiều kì vọng. Đối với họ, sự tự hào phụ thuộc vào giấy báo đỗ đại học của con

mình. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khoảng 60% sinh

viên ra trường làm trái ngành và tính đến đầu năm 2017 có hơn 200 nghìn cử nhân

thất nghiệp. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về các nhân vật trong độ tuổi lao

động, từ 18 - 34 tuổi, đến từ miền Bắc, Tây Nguyên và miền Nam. Tuy đến từ

những vùng miền khác nhau nhưng bố mẹ họ, cộng đồng xung quanh họ đều tôn

vinh bằng cấp và ngay chính bản thân họ cũng có những sự lựa chọn rất khác

nhau. Họ có hạnh phúc bởi lựa chọn của mình hay không? Họ đang đi đúng hay

sai đường? Họ có đang sống cuộc đời của chính mình? Và họ có dám lựa chọn

khác? Đó là những câu hỏi mà bộ phim

Cánh cửa hẹp

sẽ đi tìm lời giải đáp. Phim

phát sóng cuối tháng 10 trên VTV1.