Previous Page  52 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 52 / 92 Next Page
Page Background

52

“CỦA HIẾM” TRÊN MÀN ẢNH NHỎ

Có thể khẳng định, hiện nay có không

nhiều cuộc thi tài năng tạp kĩ dành cho

mọi đối tượng thí sinh, không phân biệt

lĩnh vực nghệ thuật, độ tuổi, xuất thân…

như

100 giây rực rỡ

. Ở sân đấu này,

tuy vẫn xuất hiện ngôi sao được nhiều

người biết tới như cựu thành viên nhóm

HKT – TiTi – Quán quân mùa thứ hai,

chủ nhân của tiết mục trình diễn gây bão

trên Youtube với hơn 7 triệu lượt xem hay

một số cái tên đã từng gây dựng được

danh tiếng nhất định thì phần nhiều hơn

vẫn là những gương mặt còn tương đối

mới mẻ với khán giả đại chúng. Họ có

thể đã là chuyên gia, có thành tựu trong

lĩnh vực nào đó nhưng do đặc thù, độ

phổ biến của bộ môn, không phải lúc nào

cũng được lên sân khấu lớn để thi thố,

đọ tài. Nhìn ở góc độ nhân văn, chương

trình như là cơ hội để các tài năng thầm

lặng được bước ra ánh sáng, để tôn vinh

nhiều giá trị khác nhau của nghệ thuật,

để những niềm đam mê dù có khác biệt

vẫn có thể tìm được sự đồng cảm, kết nối

với trái tim khán giả. Ngay ở bảng thi đấu

đầu tiên mùa thứ ba,

100 giây rực rỡ

đã

giới thiệu tiết mục đặc sắc của một người

lồng tiếng chuyên nghiệp - người có khả

năng biến hóa chóng mặt vào các nhân

vật, các tâm trạng khác nhau bằng chất

giọng đa sắc thái, cảm xúc. Tiết mục biểu

diễn thư pháp của chàng trai trẻ Xuân

Thành cũng là một trong những khoảnh

khắc đáng nhớ khi mang đến hai bức họa

chữ Việt Nam lộng lẫy, đầy tự hào, cho dù

gặp không ít trở ngại của việc “múa bút”

trên chất liệu không thực sự phù hợp.

100

giây rực rỡ

còn thu hút cả thí sinh người

nước ngoài tới dự thi như Victoria Queen

đến từ đất nước Cuba.

Ngoài việc tạo sân đọ tài cho nhiều lĩnh

vực nghệ thuật, với luật thi đấu độc đáo

của mình, hướng tới sự thăng hoa, bùng

nổ trong 100 giây đầu tiên của mỗi tiết

mục, chương trình đặt ra bài toán không

hề đơn giản cho thí sinh, buộc họ phải

lựa chọn cách thể hiện sao cho thu hút

được nhiều nhất sự hưởng ứng từ phía

khán giả. Qua ba mùa tổ chức, dường

như một công thức được khá nhiều thí

sinh sử dụng đó là đánh mạnh vào cảm

xúc với những ý tưởng đề cao sự hi sinh,

cống hiến, vất vả, đổ nhiều mồ hôi, nước

mắt, thậm chí cả máu. Không ít phần trình

diễn hướng tới những câu chuyện buồn,

đẩy cao yếu tố bi hoặc đề cao chất liệu,

bản sắc dân tộc để tạo âm hưởng hào

hùng. Điều này vô tình khiến

100 giây rực

rỡ

đôi khi hơi dễ đoán và chưa nhiều màu

100 giây rực rỡ

ĐƯỜNG NÀO BỨT PHÁ?

ĐÃ LÊN SÓNG MÙA THỨ BA NHƯNG CHƯƠNG TRÌNH TÌM KIẾM TÀI NĂNG

100 GIÂY RỰC RỠ

VẪN ĐANG CẦN THÊM NHIỀU HƠN NHỮNG KHOẢNG

KHẮC TỎA SÁNG TỪ PHÍA CÁC THÍ SINH ĐỂ ĐƯA KHÁN GIẢ TỚI VỚI SỰ

THĂNG HOA TRONG CÁC BỘ MÔN NGHỆ THUẬT.

Hoài Sa trong chương trình

100 giây rực rỡ

có nhiều tiết mục lấy nước mắt khán giả

PHÍA SAU MÀN HÌNH