Previous Page  27 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 27 / 92 Next Page
Page Background

27

của thành phố, dù ít dù nhiều, thậm chí

không được như những gì mà nghệ sĩ

mong muốn?

Chắc chắn rồi. Trước đây, anh chị em

nghệ sĩ mong muốn mỗi sân khấu sẽ có

một địa điểm biểu diễn riêng nhưng bây

giờ thấy khó khăn quá cũng đã đề nghị chỉ

xin một chỗ thôi. Đây sẽ là nơi tụ họp của

tất cả những sân khấu nào chưa có mặt

bằng. Anh chị em sẽ chia nhau ra, luân

phiên biểu diễn. Việc quy tụ lại thế này

cũng tạo ra sự gắn kết giữa các sân khấu

và các nghệ sĩ với nhau. Khán giả cũng sẽ

dễ dàng hơn trong việc lựa chọn vở diễn

mà mình yêu thích.

Các loại hình giải trí truyền thống,

đặc biệt là sân khấu đều đang gặp rất

nhiều khó khăn vì sự phát triển mạnh

mẽ của giải trí số. Chị nghĩ thế nào về

đề án “Số hoá sân khấu” mà Cục nghệ

thuật biểu diễn vừa đưa ra để lấy ý kiến

đóng góp của giới chuyên môn

?

Thực ra, đây là vấn đề mà những

người làm “bầu” như chúng tôi từng cân

nhắc nhiều lần để giải bài toán doanh

thu. Tuy nhiên, đặc trưng của sân khấu

là sự tương tác trực tiếp với người xem.

Diễn trực tuyến, không có khán giả, thiếu

đi tiếng cười, tiếng khóc, tiếng vỗ tay thì

nghệ sĩ cũng sẽ mất đi cảm xúc. Lúc đó

họ phải gồng mình để diễn cho tròn vai,

mà không phải ai cũng đủ kinh nghiệm, đủ

bản lĩnh để diễn được như thế. Còn hình

thức ghi hình rồi phát lại thì không khác

gì mấy so với kịch truyền hình, làm mất đi

cái “chất” của sân khấu truyền thống. Dù

còn nhiều tranh cãi nhưng cũng phải ghi

nhận nỗ lực của Cục Nghệ thuật biểu diễn

khi đưa ra đề án này. Nó khiến cho những

người làm nghề như chúng tôi cảm thấy

an ủi phần nào vì mình vẫn còn được quan

tâm (cười).

Chị vừa đoạt được Huy chương

Vàng tại Liên hoan Sân khấu chuyên

nghiệp toàn quốc với tác phẩm

Ai ngoại

phạm

về đề tài người chiến sĩ công an

nhân dân. Vừa là bà bầu, vừa là đạo

diễn lại kiêm luôn diễn viên chính chắc

chị phải chịu rất nhiều áp lực?

Đây là vở diễn mà tôi cảm thấy áp lực

nhất từ trước tới nay. Đầu tư biết bao công

sức và chất xám nên khi nhận được Huy

chương Vàng, tôi cảm giác rất hạnh phúc

và hãnh diện vì đã vượt lên chính bản thân

mình. Chủ trương của tôi không phải làm

ra một tác phẩm chỉ để đi dự thi rồi mang

về cất kho mà còn phải bán được vé.

Nhiều người cho rằng, Trịnh Kim

Chi có một hậu phương vững chắc,

không phải lo lắng nhiều về vấn đề kinh

tế nên có thể thoải mái phiêu lưu với

nghệ thuật?

Tôi rất may mắn khi có người bạn đời

hiểu và ủng hộ mình trên con đường nghệ

thuật. Tôi cần sự ủng hộ về mặt tinh thần

nhiều hơn là vật chất vì bản thân tôi cũng

có thể kiếm ra tiền. Tôi không mở sân khấu

chỉ vì sở thích cá nhân rồi xin tiền chồng

bù lỗ. Đam mê là một chuyện nhưng khi bỏ

tiền ra đầu tư thì phải cân đong đo đếm,

tính toán kĩ lưỡng bài toán thu chi, không

đơn giản chỉ là cảm hứng hay chạy theo

nó một cách mù quáng.

Trân trọng cảm ơn chị!

THU TRANG

(

Thực hiện

)

“Tôi thừa nhận là mình may mắn, nhưng

làm gì có ai cả đời chỉ toàn là may mắn.

Mọi người thường hay nhìn thấy thành

công của người khác nhưng ít khi thấy

được những khó khăn mà họ đã trải qua.

Để có được một Trịnh Kim Chi như ngày

hôm nay là sự nỗ lực không ngưng nghỉ

thậm chí là cả một nghệ thuật trong

cách đối nhân xử thế”, NSƯT Trịnh Kim Chi.

Gia đình hạnh phúc

của NSƯT Trịnh Kim Chi