25
của người trẻ. May mắn khi đây là thời
bùng nổ mạng xã hội. Nó gây nhiều khó
khăn cho những người làm báo, nhưng
cũng giúp chúng tôi gần gũi với khán giả
hơn bao giờ hết. Ví dụ như rất dễ nắm bắt
những thứ gọi là xu hướng, rồi pha trộn
vào các sản phẩm để thu hút khán giả trẻ.
Còn nếu hỏi bí quyết để pha trộn, chế biến
thì đơn giản là chúng tôi học từ chính khán
giả. Cộng đồng mạng là cả vựa ý tưởng.
Hàng ngày đọc những dòng trạng thái hay
bình luận trên mạng xã hội, tôi luôn phì
cười vì sự dí dỏm và sáng tạo của mọi
người. Cách nhìn nhận và đặt vấn đề của
giới trẻ thực sự khác biệt.
Anh có cảm thấy áp lực khi làm
mục
Điểm tuần
?
Bao tóc đen chuyển thành tóc bạc –
miêu tả ngắn gọn là vậy. Chúng tôi thường
xuyên đối mặt với việc không tìm ra góc
nhìn mới, cạn ý tưởng kể chuyện và bế
tắc khi chế biến lại các chất liệu trong tuần.
Bởi vậy, mỗi tuần đến lượt ai làm cũng đều
vô cùng mệt mỏi. Cá nhân tôi còn là người
sắp xếp công việc thiếu tính khoa học,
luôn trong trạng thái “nước đến chân mới
nhảy” nên đối mặt với thất bại cũng nhiều
hơn so với các đồng nghiệp. Không ít lần
đến khoảng 9h sáng thứ Bảy tôi lại nhấc
máy gọi điện cho ekip để thều thào rằng:
“Em đầu hàng!”. Rồi mục
Điểm tuần
phải
xử lí theo phương án khác.
Qua những bình luận trên mạng
có thể thấy chuyên mục đã góp phần
kéo khán giả trẻ tuổi, những người vốn
chỉ theo dõi tin tức trên mạng xã hội,
trở lại ngồi trước màn hình tivi vào mỗi
trưa thứ Bảy hàng tuần. Trong thời buổi
khán giả đang quay lưng với truyền
hình truyền thống, anh có nghĩ rằng
chương trình của mình đã thành công?
Chúng tôi không chắc là đã kéo được
một phần khán giả trẻ trở lại với màn hình
tivi hay chưa. Nhưng kể cả may mắn là
vậy thì nó cũng chỉ là thành công một
phần ba. Quan trọng nhất vẫn là khán
giả thấy thú vị nhưng đã thực sự suy
nghĩ về những thông điệp mà chúng tôi
muốn truyền tải hay chưa. Thỉnh thoảng
có những phân đoạn bắt xu hướng của
mục
Điểm tuần
lại được các hội nhóm trên
mạng xã hội cắt ra để đăng tải. Lượt xem
và chia sẻ rất cao, ý kiến bình luận cũng
tích cực. Nhưng nếu khán giả chỉ thích thú
xem đến đó mà không tìm lại cả chuyên
mục để xem đầy đủ thì đó là điều ekip tiếc
nuối. Suy cho cùng, khán giả mới chỉ nếm
phần “vỏ bánh” đẹp mắt, chứ chưa thưởng
thức phần “nhân bánh” để lưu giữ dư vị
mà chúng tôi muốn gửi gắm.
Ngoài ra, một phần ba thành công còn
thiếu chính là sự ổn định. Mục
Điểm tuần
đã lên sóng gần 5 năm và tôi cũng tham
gia từ đầu, nhưng rõ ràng là đến tận bây
giờ, như những gì đã chia sẻ về sự vật vã
khi làm thì dễ thấy là chúng tôi vẫn đang
loay hoay đi tìm công thức. “Thành công”
là thứ chúng tôi chưa chạm tới!
Theo anh, một số chương trình
tin tức của VTV có nên đi theo phong
cách này để có thể giúp lan tỏa những
tin tức của VTV một lần nữa trên
Internet thông qua những bình luận
của khán giả?
Tôi nghĩ là không nên. Cần định dạng
rõ:
Điểm tuần
là một chuyên mục bình luận
vì có góc nhìn và cá tính riêng, không phải
là bản tin. Vì thế, nếu đâu là bản tin thì vẫn
cần giữ tính khách quan, nghiêm túc của
nó. Còn với các chương trình tin tức dạng
bình luận khác cũng cần đa dạng màu sắc,
bởi đối tượng khán giả là rất khác nhau.
Ví dụ với những khán giả lớn tuổi, hoặc
những người không tham gia mạng xã hội
thì phong cách của mục
Điểm tuần
chắc
chắn sẽ khó quen, khó tiếp nhận.
Sau khi phát sóng, anh có xem
lại các chương trình của mình? Anh có
cảm thấy buồn nếu nhận được những
ý kiến chê bai hoặc trái chiều?
Tôi thường… “tự chán” trước cả khi
đọc ý kiến khán giả. Tuy đã làm vài năm
nhưng số sản phẩm tôi ưng ý chỉ có vài
chương trình. Thường thì khi xem lại
chúng tôi đều nhìn thấy ngay những chỗ
xây dựng kịch bản còn chưa tốt và tiếc
nuối đã không nghĩ kĩ hơn. Còn khi đọc
được những bình luận góp ý, chê trách
của khán giả thì dĩ nhiên cũng có cảm xúc
và suy nghĩ, nhưng chủ yếu là băn khoăn
về cách khắc phục nếu đó là góp ý hợp lý.
Thách thức về đường dài đối với
mục
Điểm tuần
là gì?
Giữ được sự sáng tạo không ngừng –
đó là thách thức lớn nhất. Điều đó yêu cầu
ekip phải đọc và học nhiều hơn nữa, biết
tận dụng ý tưởng tập thể tốt hơn. Cũng đã
đến lúc đòi hỏi có thêm cả những người kế
cận vì như cá nhân tôi cũng đã thấy mình
“mòn” lắm rồi. Một thách thức khác mà chỉ
những người làm mới hiểu, đó là tính rủi
ro trong phong cách làm hiện nay. Nó như
là đi trên dây vậy. Trào phúng, dí dỏm nếu
không khéo sẽ thành nhảm nhí, lố lăng.
Truyền tải thông điệp nếu không tinh tế sẽ
thành giáo điều… Hay đơn giản về việc
dùng ngôn từ gần gũi nhưng nếu trót quá
đà mà suồng sã chút thôi cũng sẽ nhận
một đống “gạch đá”.
Xin cám ơn anh!
AN KHÊ
(Thực hiện)