31
lựa chọn được những kịch bản hay, phù
hợp để dàn dựng trong thời gian tới.
HÀNH TRÌNH HỒI SỨC
CỦA CÁC BẢO TÀNG
Đánh giá về khả năng và tốc độ hồi sức
của các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật sau
đại dịch Covid-19, trong đó có hoạt động
của các Bảo tàng, di tích,
PGS.TSBùi
Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ
thuật quốc gia Việt Nam chia sẻ, ông ít lạc
quan về việc phục hồi nhanh chóng và dễ
dàng của các hoạt động trong lĩnh vực này
nhưng ông hi vọng, bằng những biện pháp
quyết liệt của Chính phủ, các cơ quan văn
hoá, các địa phương, các hoạt động văn
hóa nghệ thuật sẽ phục hồi nhanh hơn so
với tính toán thông thường.
Cũng trong thời gian qua, Văn phòng
UNESCO tại Hà Nội đã gửi thư đến các Bảo
tàng trong Mạng lưới Bảo tàng Việt Nam
nhằm tổng hợp thông tin về tác động của
đại dịch đối với các Bảo tàng. Hoạt động
này nằm trong tổng thể hoạt động thực hiện
đánh giá về tác động của đại dịch Covid-19
đối với văn hóa nói chung và đối với mạng
lưới bảo tàng nói riêng mà UNESCO đang
thực hiện. Theo đó, các thông tin được
quan tâm là ước tính về thiệt hại kinh
tế, Bảo tàng áp dụng biện pháp nào để đối
phó với Covid-19, hoạt động hay sáng kiến
nào của Bảo tàng khuyến khích tiếp cận,
duy trì kết nối với công chúng (mở bộ sưu
tập online, bảo tàng ảo…).
Phản hồi thông tin đến Văn phòng
UNESCO tại Hà Nội, hầu hết các giải
pháp, sáng kiến nhằm duy trì kết nối với
công chúng được các Bảo tàng thực hiện
chính là các hoạt động tương tác qua
mạng xã hội. Trong thời gian qua, Bảo
tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử quốc
gia, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam liên tục
có các hoạt động trực tuyến để vừa tiếp
tục giới thiệu các hiện vật giá trị, vừa có đà
cho sự hồi sức sau khi đại dịch tạm lắng
và qua đi. Hệ thống hiện vật tại Bảo tàng
Thiên nhiên Việt Nam giới thiệu với công
chúng qua Bảo tàng ảo:
http://3d.vnmn. ac.vn/flash/BT3D.html.Tại Trung tâm
trưng bày hoạt động khắc phục hậu quả
bom mìn (tỉnh Quảng Trị), biện pháp được
áp dụng là tăng cường tương tác thông
qua mạng xã hội, xây dựng các clip chia sẻ
lên các nền tảng số. Đồng thời, tham vấn,
dự thảo nội dung và kế hoạch thí điểm
đưa vào sử dụng công cụ tương tác trên
máy tính bảng về các bài học rủi ro/nguy
cơ bom mìn dành cho trẻ em thông qua
công cụ dựa trên nền tảng Internet. Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam cũng có các
hoạt động, sáng kiến nhằm khuyến khích
tiếp cận, duy trì kết nối với mọi người gồm
tăng cường làm việc trực tuyến, truyền
thông trên mạng xã hội (Facebook) về các
hoạt động sắp diễn ra của Bảo tàng. Đáng
chú ý là giải pháp kết nối với các công ty
du lịch và các lĩnh vực liên quan tạo mạng
lưới để thúc đẩy du lịch ngay sau khi công
bố hết dịch được Bảo tàng Dân tộc học áp
dụng. Nghiên cứu, phỏng vấn hướng dẫn
viên du lịch, điều hành tour để tổ chức tọa
đàm du lịch, đưa ra giải pháp thúc đẩy du
lịch hậu Covid - 19. Kết nối một số tạp chí
nước ngoài, cung cấp hình ảnh, thông tin
để thúc đẩy khách quốc tế tới Bảo tàng...
Có thể thấy, các bảo tàng, di tích đã đi
vào guồng quay thường nhật khi tất cả trở
lại hoạt động bình thường. Cùng với việc
đẩy mạnh truyền thông qua Internet, công
chúng đã có sự kết nối thường xuyên và vì
thế sẽ cập nhật mọi hoạt động của các bảo
tàng, di tích để không bỏ lỡ những hoạt
động thú vị, bổ ích.
MAI CHI
Bảo tàng HCM mở cửa trở lại với hai cuộc triển lãm
nhân kỉ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh