27
súng đã kéo chị về với nghề huấn luyện
viên. Chị đang đảm nhận ba vai trò: HLV
trưởng đội tuyển Bắn súng quốc gia, Phó
chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Liên đoàn bắn
súng và Trưởng Bộ môn bắn súng - Tổng
cục TDTT. Chị Nhung chia sẻ:
“
Kể từ khi
nhận nhiệm vụ HLV trưởng đội tuyển bắn
súng, tôi phải đối diện với nhiều áp lực. Áp
lực càng tăng cao sau tấm HCV Olympic
2016 của Hoàng Xuân Vinh bởi mọi người
kì vọng Vinh phải chiến thắng ở mọi giải
đấu, có những bước tiến lớn”. Trong thể
thao, có hai loại áp lực, đó là áp lực phải
đạt được thành công và áp lực phải thành
công hơn hiện tại. Chị bảo, mình và học
trò đang phải đối mặt với áp lực thứ hai,
nhưng chị vẫn kiên trì đi theo con đường
đã chọn, tiếp tục nỗ lực để tạo nên kì tích
trong các giải đấu lớn tiếp theo.
Bắn súng là môn thể thao rất đặc thù,
ở đó, HLV phải điều khiển được trạng thái
tâm lí của VĐV. Muốn làm được như vậy,
HLV và VĐV phải hiểu nhau, sẵn sàng
chia sẻ mọi thứ. Chính vì thế, với tất cả
các học trò, chị đều coi như người trong
gia đình. Cũng có lúc, chị cảm thấy mệt
mỏi khi ở vai trò huấn luyện cho Hoàng
Xuân Vinh trong một khoảng thời gian
rất dài. Nhưng với tình yêu dành cho bộ
môn bắn súng và muốn gắn bó để giúp
bắn súng Việt Nam phát triển hơn nữa,
chị luôn tự tạo cho mình động lực, tự tìm
niềm vui trong công việc. Với chị, động
lực lớn nhất là khi vận động viên của
mình đứng trên bục vinh quang, hát quốc
ca Việt Nam ở đấu trường quốc tế. Mặc
dù có những đóng góp lớn trong thành
tích của môn bắn súng Việt Nam mà đỉnh
cao là tấm HCV của Hoàng Xuân Vinh
tại Olympic 2016 nhưng HLV Nguyễn Thị
Nhung luôn nghĩ rằng mình chỉ đóng góp
một phần rất nhỏ. Bởi theo chị, đó là sự
nỗ lực, cố gắng không ngừng của cả một
tập thể.
NHỮNG GIÂY PHÚT YẾU ĐUỐI
Lăn lộn trên thao trường, trải qua biết
bao giây phút tập luyện căng thẳng nhưng
cái khó nhất đối với HVL Nguyễn Thị
Nhung lại chính là cách nhìn của xã hội.
Mặc dù bận rộn với lịch tập, đi thi đấu quốc
tế nhưng chị vẫn luôn cố gắng để làm tròn
bổn phận của người m . Để cân bằng lại
cuộc sống, chị chọn cách làm việc nhiều
hơn. Hàng ngày, chị dậy rất sớm và ngủ
rất muộn. Buổi sáng, chị cố gắng dành
thời gian cho các con trước khi đi làm.
Chiều về là khoảng thời gian chăm sóc
gia đình và màn đêm xuống là lúc chị tiếp
tục công việc với những giáo án tập luyện
hoặc nghiên cứu thành công của các đối
thủ, từ đó tìm ra cách làm mới.
Khi được hỏi về cảm giác khi được gọi
là “người đàn bà thép”, chị cười bảo, chẳng
người phụ nữ nào muốn làm “sắt, thép” cả.
“Tôi luôn phải gồng mình lên để cho thấy
một hình ảnh mạnh mẽ, quyết liệt. Bởi lẽ,
mình là HLV trưởng, nếu mình yếu đuối thì
VĐV sẽ bấu víu vào đâu? Khi mình mạnh
mẽ, VĐV sẽ tự tin hơn khi bước lên thi đấu”.
Dần dần, chị không phải gồng lên nữa vì đã
quá quen với việc làm chỗ dựa cho VĐV.
Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, chị vẫn
là phụ nữ, vẫn có những phút yếu lòng.
Cuộc sống của một bà m đơn thân như
chị có nhiều khó khăn. Chị bảo mình vừa
đóng vai bố, vừa đóng vai m . Khi ở nhà,
phải làm những việc đáng ra thuộc về đàn
ông như sửa điện, sửa ống nước…, nhiều
lúc chị cũng chạnh lòng… Tính chất công
việc đã khiến chị trở nên mạnh mẽ nhưng
cũng có lúc chị phải rơi nước mắt. Chị khóc
vì mình cô đơn quá, không có ai để dựa
vào những lúc chông chênh, khóc vì cảm
thấy mình bất lực. Ví như thời điểm Xuân
Vinh liên tiếp thi đấu không thành công, chị
rất giận bản thân vì không thể nào tìm ra
cách để giúp Vinh chiến thắng. Nhìn cậu ấy
lầm lũi rời trường bắn, chị không cầm lòng
được. Nhiều người hỏi chị sao không tìm
một bờ vai để dựa dẫm, nhưng công việc
cứ cuốn đi, chị không có thời gian nghĩ về
điều này. Hơn nữa, các con chị đều đã lớn,
chị cũng vừa lên chức bà ngoại, nên chị
sợ lựa chọn của mình có thể sẽ tạo ra mối
quan hệ xung khắc và khi đó càng khó xử.
Vì vậy, chị chấp nhận cuộc sống của một
bà m đơn thân.
Trải qua cả những thất bại và thành
công nhưng chưa bao giờ HLV Nguyễn Thị
Nhung hối hận vì đã chọn môn bắn súng.
Nếu được làm lại, chị vẫn chọn bắn súng.
Đến một lúc nào đó, chị sẽ phải dừng lại,
nhường chỗ cho những HLV trẻ tài năng,
nhưng có thể chị sẽ vẫn gắn bó với bắn
súng dưới vai trò cố vấn, trọng tài. Hoặc
chị sẽ dành thời gian nghiên cứu để trở
thành một diễn giả truyền cảm hứng cho
các VĐV bắn súng.
THU HUỆ
Thành tích của HLV Nguyễn Thị Nhung:
- HCV cùng kỉ lục thế giới của xạ
thủ Hoàng Xuân Vinh tại
Cup thế giới 2013,
- Lần đầu có HCB Asiad, hạng 4
Olympic 2012, nhiều huy chương ở
SEA Games và giải Đông Nam Á.
- Thế vận hội 2016 chính là đỉnh
cao nhất của HLV Nguyễn Thị
Nhung, với 1 HCV (lập kỉ lục), 1
HCB của học trò Hoàng Xuân Vinh