Previous Page  25 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 25 / 92 Next Page
Page Background

25

lại dữ dội. Thác Dải Yếm đ p nhất vào

thời điểm từ tháng 4 đến tháng 9 hàng

năm, bởi những tháng này lưu lượng

nước đổ về đây rất lớn, toàn bộ thác bao

phủ bởi một màn nước trắng xóa, hơi

nước tỏa ra tạo thành một lớp sương mờ

ảo, tuyệt đ p.

Ngay bên cạnh thác Dải Yếm là chiếc

cầu kính tình yêu. Đây là một điểm nhấn

thu hút các bạn trẻ ghé qua cùng trải

nghiệm cảm giác mạo hiểm, thử thách độ

gan lì khi đi trên cây cầu kính hay đơn giản

là được

check in

sống ảo. Cầu kính Tình

yêu được xây dựng trên cao, xuất phát

từ Ga h n hò bắc qua sông để đến các

địa điểm tham quan chụp hình như đền

thờ thần Tình yêu hay Cổng mặt trời. Với

góc quay từ đây, theo chân nhân vật trải

nghiệm, khán giả có thể chiêm ngưỡng

toàn bộ khung cảnh Mộc Châu từ trên cao

và phía dưới lớp kính mang đến những

trải nghiệm độc đáo.

Chia tay thác Dải Yếm và cây cầu kính

tình yêu, ekip

Đi đâu, ăn gì?

tiếp tục đến

với bản Hua Tạt để khám phá cách làm

bánh dầy truyền thống của bà con dân

tộc Mông. Gạo nếp nấu thành xôi nóng,

đổ vào cối giã nhuyễn rồi nặn thành từng

chiếc bánh dầy nhỏ xinh. Theo những ghi

nhận của ekip

Đi đâu, ăn gì?

việc giã bánh

dầy tốn nhiều công sức. Cối để giã bánh

dầy được làm bằng thân cây gỗ trắc, mịn

thớ, có mùi thơm. Chày giã bánh cũng

được làm từ các loại gỗ cứng và nặng.

Vậy nên, việc giã bánh bao giờ cũng do

những chàng trai người Mông khỏe mạnh,

lực lưỡng đảm nhận. Mỗi lượt giã sẽ có

2 người, những cánh tay thoăn thoắt đưa

chày lên rồi hạ xuống sẽ làm mềm nhuyễn

từng hạt xôi. Khi họ đã thấm mệt thì lại

chuyển cho 2 người khác giã thay. Giã

càng kĩ thì bánh dầy làm ra càng dẻo,

ngon và để được lâu. Vào dịp đầu xuân

hay các ngày lễ hội, một số bản người

Mông tổ chức thi làm bánh dầy giữa các

dòng họ, các gia đình, các bản. Đây là một

cách bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa

truyền thống của đồng bào.

Tiếp theo, ekip trải nghiệm miền núi

non, sông nước được coi là Hạ Long

của miền Tây Bắc với điểm đến đầu tiên

là cây cầu kỉ lục của Việt Nam bắc qua

dòng Đà giang. Cách thành phố Sơn La

khoảng 70 km, nằm trên quốc lộ 279, cầu

Pá Uôn bắc qua sông Đà thuộc địa phận

xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai. Cầu

Pá Uôn đã được ghi vào Kỉ lục Việt Nam

với trụ chính cao tới 98,6m. Cầu có chiều

dài 900m, rộng 9m với hai làn xe, sở hữu

11 trụ, trong đó trụ chính cao nhất lên tới

98,6m, được thiết kế và thi công bởi đội

ngũ cán bộ, kĩ sư, công nhân của ngành

cầu đường Việt Nam. Cầu Pá Uôn được

hoàn thành, đưa vào sử dụng như một

món quà ân tình dành cho người dân Tây

Bắc - những người sống bên bờ sông Đà

đã hi sinh nhà cửa, ruộng vườn cho thủy

điện Sơn La. Cây cầu không chỉ tạo huyết

mạch giao thông thuận lợi, nối Sơn La với

các tỉnh vùng Tây Bắc như: Lai Châu, Điện

Biên, Lào Cai mà còn là điểm nhấn cảnh

quan, là điểm đến của các tour du lịch,

thu hút sự chú ý của người dân cùng du

khách trong và ngoài nước, tạo đà phát

triển ngành du lịch cho Sơn La nói riêng và

cho cả vùng núi Tây Bắc nói chung.

Từ cầu Pá Uôn, ekip lên thuyền để trải

nghiệm các khu du lịch sinh thái vùng lòng

hồ sông Đà. Tất cả mọi người trên thuyền

đều trầm trồ trước vẻ đ p của thiên nhiên

non nước hùng vĩ với những dãy núi đá

dọc hai bên lòng hồ, những hòn đảo nhiều

hình thù khác nhau. Thật đúng với danh

xưng Hạ Long của miền Tây Bắc. Nước

hồ trong xanh như ngọc bích... Ấn tượng

hơn cả là khi đến vịnh Uy Phong, ngay

cửa rẽ vào vịnh là hai dãy núi đá dựng

đứng sừng sững, uy phong giống như tên

gọi. Thiên nhiên nơi đây hoang sơ, kì vĩ;

con người thân thiện, các món ẩm thực

dân tộc hấp dẫn...

Với hành trình khám phá đầy thú vị

này, hi vọng khán giả sau khi xem xong

chương trình Đi đâu, ăn gì?

Hạ Long

miền Tây Bắc

sẽ ngay lập tức xách ba lô

lên đường.

NGỌC MAI

Trải nghiệm du lịch trên sông Đà

Nhân vật trải nghiệm Lò Kim Tuyến giới thiệu về vẻ đẹp của vùng Tây Bắc

Tác nghiệp tại cây cầu kính tình yêu