Xuân Canh Tý 2020
37
Nhìn lại chặng đường đã đi qua, chị đánh giá
như thế nào sau một thời gian định vị lại kênh?
Để hoàn thiện kênh VTV6, ngoài những nội dung
dành cho thế hệ số, kênh còn có mảng phim trẻ và thể
thao, đây cũng là mảng cực kì nổi bật trên VTV6. Chính
vì thế, nội dung trên kênh VTV6 không chỉ có ban
Thanh thiếu niên sản xuất mà còn có sản phẩm của
Ban Sản xuất các chương trình thể thao. Trong năm tới,
lượng bản quyền các chương trình thể thao tiếp tục
tăng, trong đó có giải đua xe công thức 1 thế giới. Khán
giả sẽ tiếp tục thấy sự năng động, tính tốc độ và đam
mê, sức trẻ trên kênh VTV6, đồng thời, mọi người sẽ
nhận thấy một VTV6 trưởng thành hơn, có vẻ “nam
tính” hơn. Bản thân đối tượng khán giả mục tiêu của
VTV6 cũng đã trưởng thành hơn. Cùng với thời gian,
kênh VTV6 đang có sự biến thiên rất thú vị. Tháng
4/2020, VTV6 trở thành kênh truyền hình 4k đầu tiên
của VTV để phát những chương trình thể thao bản
quyền. Trước đây, chúng tôi không nghĩ VTV6 sẽ có
thể đi xa đến vậy, nhưng với sự đầu tư về công nghệ sẽ
tạo ra cơ hội, bước ngoặt và vì thế những người làm nội
dung chúng tôi phải bám đuổi rất nhanh.
Với rất nhiều nội dung khác như phim trẻ, thể
thao, chị có sợ Ban Thanh thiếu niên bị mất đi màu
sắc vốn đã được khán giả nhận diện lâu nay?
Ban Thanh thiếu niên tiếp tục xác định định vị kênh
VTV6 là sản xuất chương trình dành cho đối tượng
“Thế hệ số”, duy trì sản xuất ba dải giờ trọng tâm bao
gồm: Bữa trưa vui vẻ (phát sóng 12h - 13h hàng ngày),
Khung tin tức – Bản tin thế hệ số (phát sóng 18h30
hàng ngày), Cuộc sống thế hệ số (phát sóng 21h30
hàng ngày). Các chương trình đều được đánh giá tốt về
chất lượng, phù hợp với khán giả trẻ. Trong năm 2019,
Ban Thanh thiếu niên cũng đã ra mắt một số format mới
phù hợp với tiêu chí kênh như:
Bản đồ ẩm thực Việt
Nam; Đại tiệc FA; Video storm - Bạn đã xem chưa?;
Những phụ nữ có Gu...
Đặc biệt, chúng tôi còn sản xuất
và phát sóng một số chương trình theo “đặt hàng” của
Ban Thư kí biên tập trên kênh VTV1 như:
Quán thanh
xuân, Cất cánh, Khoảnh khắc, Dám sống...
Sang năm,
chúng tôi sẽ sản xuất những chương trình đồng hành
với thể thao nhưng mang màu sắc riêng của VTV6.
Ekip sản xuất của VTV6 cũng đang có cuộc
“dịch chuyển” khá thú vị với nhiều chương trình mà
đối tượng không giống so với khán giả mục tiêu lâu
nay của kênh. Theo chị, sự thay đổi này là cơ hội
hay áp lực với các ekip?
Cách đây khoảng 5 năm, ngoài sản xuất các
chương trình cho kênh VTV6, Ban Thanh thiếu niên còn
được giao nhiệm vụ sản xuất các chương trình trọng
điểm như chương trình Tết, các chương trình nhân
những dịp kỉ niệm lớn của đất nước. Nhưng khoảng hai
năm trở lại đây, chúng tôi được giao sản xuất nhiều
chương trình để phát sóng trên kênh VTV1. Với những
chương trình như thế, nếu mang tư duy sản xuất của
một kênh dành cho giới trẻ thì rất lỗi, bởi khán giả của
VTV6 và VTV1 rất khác nhau. Ekip của Ban Thanh thiếu
niên buộc phải biết cách chế biến được các “món ăn”
để phục vụ nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Ngoài
việc giữ được sự trẻ trung, tươi mới, chúng tôi còn phải
giữ nội dung sao cho phù hợp đối tượng đang xem
chương trình.
Trong năm 2019, ban Thanh thiếu niên sản xuất
60% các chương trình phát trên kênh VTV6 và 40%
chương trình trên VTV1. Năm 2020, tỉ lệ sẽ là 50/50.
Như vậy, hàng tháng chúng tôi có khoảng hai chương
trình cố định trực tiếp trên VTV1, chưa kể trung bình
một tháng chúng tôi sẽ thực hiện một chương trình
trọng điểm cũng trên VTV1, ngoài ra còn hai dải giờ là
Dám sống và Khoảnh khắc cũng phát sóng trên VTV1.
Được nhận những nhiệm vụ khác với những gì chúng
tôi vẫn làm thực sự là một thách thức nhưng cũng là cơ
hội lớn. Nhờ có nhiệm vụ mới, chúng tôi đã dám bước
ra khỏi vùng an toàn của mình và cảm thấy khá phấn
khích với điều đó.
Theo chị, trên hành trình dịch chuyển và tái
định vị của VTV6, có điều gì mà kênh còn chưa thực
hiện được?
Nếu nhìn vào con số điều tra tỉ lệ người xem, chúng
tôi thấy rằng, phần lớn khán giả của VTV6 vẫn ở phía
Bắc, hầu như không có chương trình thu hút được khán
giả phía Nam. Có lẽ thứ duy nhất gắn bó khán giả miền
Nam với VTV6 đó là thể thao. Mặc dù chúng tôi cũng có
những hành trình Nam tiến, nhưng có lẽ vẫn chưa đủ
để tạo ra màu sắc phương Nam. Vậy làm thế nào để
VTV6 trở thành một kênh mà khán giả miền Nam sẽ
xem nhiều hơn liên quan đến tệp nội dung mà chúng tôi
phải chuẩn bị. Đây là một câu hỏi mà chúng tôi vẫn
đang đi tìm lời giải. Bởi như tôi vừa nói, bước ra khỏi
vùng an toàn cũng là một thử thách rất lớn. Nếu làm
chương trình phục vụ cho khán giả phía Nam thì khán
giả phía Bắc sẽ thế nào? VTV6 cũng giống các kênh
khác, đều đang đứng trước sự thay đổi và cùng với đó
là thách thức nhưng cũng là cơ hội để truyền thông, để
tái định vị và phát triển một cách vững chắc.
Là người đứng đầu ban sản xuất mà nhân sự
phần lớn là người trẻ, vậy chị làm thế nào để đội
ngũ sản xuất thích ứng kịp với những thay đổi của
đơn vị trong một thời gian khá ngắn?
Việc tập trung đội ngũ sản xuất để tạo ra những
chương trình mang hình ảnh của kênh là một thách thức
trong năm 2020. Những ekip sản xuất chương trình
mang thương hiệu VTV6 có chút xáo trộn. Chẳng hạn
ekip của Bữa trưa vui vẻ là tập hợp từ nhiều nhóm sản
xuất của sáu phòng khác nhau và do “bếp trưởng” Hoa
Thanh Tùng phụ trách. Nhân viên một phòng của VTV6
rất linh động, có thể sáng họ làm chương trình thuộc
phòng này, nhưng chiều họ lại thuộc ekip của phòng
khác. Lúc đầu nhiều người không thể chịu được điều đó,
nhưng dần dần mọi người đã thích ứng rất tốt và mô
hình vận hành ekip đi vào guồng. Với lối quản lí này,
chúng tôi tạo ra cơ hội làm việc cho những ai muốn thay
đổi, muốn bước ra vùng an toàn của chính mình.
Xin cảm ơn chị!
Nhà báo DiễmQuỳnh
VTV6
DỊCH CHUYỂN
ĐỂ ĐÓN NHẬN THỬ THÁCH
SAU HƠN MỘT NĂM CHUYỂN ĐỊNH VỊ LÀ KÊNH TRUYỀN HÌNH
THẾ HỆ SỐ, TẬP TRUNG VÀO CUỘC SỐNG - KHÔNG GIAN
SỐNG CỦA THẾ HỆ SỐ, VTV6 TIẾP TỤC CÓ SỰ “BIẾN THIÊN
THÚ VỊ” VỚI NHIỀU MẢNG MÀU KHÁC NHAU TRONG NỘI
DUNG. TRƯỞNG BAN THANH THIẾU NIÊN, NHÀ BÁO ĐẶNG
DIỄM QUỲNH ĐÃ CHIA SẺ SÂU HƠN VỀ NHỮNG KẾ HOẠCH
CỦA KÊNH VTV6 TRONG THỜI GIAN TỚI.
Bài: THU HUỆ - Ảnh: HẢI HƯNG
Không gian ấm cúng tràn ngập
âm nhạc trong Quán thanh xuân
CT Bữa trưa vui vẻ
CT Những phụ nữ có Gu
Nhà báo Diễm Quỳnh