27
Khi đến thăm trường học Merilanhi
Comperhensive School, tôi đã được
xem các em học sinh học tập trong
điều kiện như thế nào. Đây là ngôi
trường được thành lập cách đây gần
30 năm với khoảng hơn 50% học sinh
đều có nguồn gốc là người dân nhập
cư, hầu hết trong số họ đến từ Somalia.
Các lớp học được thiết kế nhỏ gọn,
được tổ chức giảng dạy và hỗ trợ giúp
các em không bỏ học. Trong một ngôi
trường mà chúng ta có thể bắt gặp
nhiều ngôn ngữ khác nhau như: tiếng
Anh, tiếng Pháp, tiếng Thụy Điển, tiếng
Tây Ban Nha, tiếng Nga…, nhiều ngôn
ngữ, nhiều văn hóa trong một lớp học
nhưng không vì thế mà bất đồng, tất cả
đều có sự giao thoa dưới sự hướng
dẫn của giáo viên.
Điều kiện để trở thành giáo viên
trong hệ thống giáo dục Phần Lan đòi
hỏi phải có bằng thạc sĩ và trải qua rất
nhiều kì thi sát hạch. Do tính chất được
trọng vọng của nghề dạy học nên chỉ
những học sinh giỏi nhất và tâm huyết
nhất của Phần Lan mới có thể trở
thành giáo viên. Cô Julia, một giáo viên
trẻ của trường mầm non Kallanhti cho
biết: “Ước mơ trở thành giáo viên đã
hình thành từ khi tôi còn là một đứa trẻ.
Và tôi rất hạnh phúc khi làm việc với
các em”. Điều này đúng với Julia khi
chúng tôi tham gia lớp học trải nghiệm
trong rừng với các em học sinh, thay vì
đứng lớp giảng bài thì giáo viên đưa
các em tới một không gian khác ngoài
lớp học để được cảm nhận thực tế với
các bài học sáng tạo mới. Cũng là bài
học đánh vần chữ cái ABC nhưng cách
họ đưa các chữ cái đến cho con trẻ
thông qua các trò chơi vận động, các
bài học giúp trẻ nhớ lâu và đầy cảm
hứng học tập.
Một sự kiện rất thu hút các nhà làm
công tác giáo dục, quản lí giáo dục,
giáo viên và học sinh, sinh viên, đó là
Chương trình Hội thảo đổi mới sáng
tạo – Innovation Summit 2018 được tổ
chức bởi thành phố Helsinki và tổ chức
HundrED. HundrED là một tổ chức phi
lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục để lựa chọn ra 100 sáng kiến K21
toàn cầu đầy cảm hứng để thúc đẩy
các hoạt động đổi mới sáng tạo giáo
dục. Ông Saku Tuominen, Giám đốc
điều hành HundrED chia sẻ: “Nhiệm vụ
của chúng tôi là phá vỡ các rào cản
ngăn cản sự đổi mới giáo dục từ việc
vượt qua biên giới chéo, không có nơi
nào tốt hơn Helsinki, một sân chơi cho
sự đổi mới giáo dục để chia sẻ và
truyền bá một số sáng kiến K21 đầy
cảm hứng nhất thế giới trong tuần lễ
giáo dục Helsinki và trong những năm
tới.” Tại Hội thảo, các nhà sáng tạo có
cơ hội được trình bày, chia sẻ các ý
tưởng và hoạt động của mình trong đổi
mới sáng tạo giáo dục. Những ý tưởng
đều lấy học sinh làm trung tâm và tìm
kiếm các giải pháp thực hành giáo dục:
việc thực hành giáo dục được sáng tạo
áp dụng các khái niệm mới, sự đổi mới
cần được tác động chứng minh cho
những người trẻ tuổi, cải thiện trải
nghiệm giáo dục để họ phát triển và
cuối cùng sự đổi mới phải có thể mở
rộng, tức là những người khác có thể
áp dụng trong điều kiện của mình,
thích ứng và phù hợp với nhu cầu của
họ. Tất cả các biện pháp cơ bản để đổi
mới giáo dục để hoàn thành nhiệm vụ
là thúc đẩy cải thiện giáo dục trên toàn
thế giới.
Có thể thấy rằng, giáo dục Phần
Lan có thể tạo nguồn cảm hứng cho
các nhà giáo dục nước khác suy nghĩ
sâu sa hơn về nhà trường và văn hóa
của họ (trích
Bài học Phần Lan
– Pasi
Sahlaberg). Tôi đã rất may mắn được
gặp gỡ và trò chuyện với tác giả của
cuốn sách
Bài học Phần Lan 2.0
đã
được dịch ra tiếng Việt. Cuốn sách đã
phân tích các quan điểm cải cách giáo
dục của Phần Lan và một trong những
yếu tố thành công đó là việc duy trì
giáo dục công tại Phần Lan đã mang
lại một nền giáo dục tốt cho tất cả mọi
người. Cam kết có trường công thật tốt
cho mọi đứa trẻ.
Tuần lễ Giáo dục Helsinki ngắn ngủi
nhưng đã cho tôi trải nghiệm về giáo
dục Phần Lan với những bước đột phá
trong đổi mới sáng tạo về thực hành
giáo dục.
NGỌC MAI
(Ghi)
PV Hồ Vĩnh Phú trò chuyện với TS Aki Tornberg
Với tác giả cuốn sách
Bài học Phần Lan 2.0
- Pasi Sahlberg