25
thông thường mỗi bản tin thời sự có
thời lượng khoảng 30 phút đến 1 tiếng,
gồm bản tin sáng vào khoảng lúc 8h,
bản tin chiều tối nằm trong khung giờ
17h – 19h. Buổi đêm, bản tin thường
phát sóng vào lúc 22h – 23h, dài từ 1
đến 1,5 tiếng. Các chương trình giải trí
hay nhất thường được phát trong
khoảng 19h – 22h tối. Riêng khung giờ
buổi trưa, tin tức thời sự và chương
trình giải trí được phát sóng đan
xen nhau.
Hiện nay, truyền hình truyền
thống đang mất dần vị trí độc tôn và
rơi vào tình trạng khó khăn trong
việc níu giữ khán giả. TBS có phải
đối mặt với thách thức này?
Ở Nhật, các Đài thường đặt các
thiết bị trong các gia đình để đo tỉ lệ
khán giả và xây dựng chương trình
phù hợp với từng đối tượng người
xem. Hiện nay, có khoảng 50% chương
trình truyền hình có lượng khán giả
giảm xuống đôi chút, nhưng vẫn có
chương trình giữ được lượng khán giả
ổn định, và cũng có một số tăng lên.
Theo thống kê thì phim truyền hình vẫn
giữ phong độ ổn định, không giảm
nhiều, tin tức có giảm đôi chút do sự
bùng nổ của các thông tin trên mạng.
15 năm trước, những chương trình
phát sóng vào giờ vàng phải đạt tỉ lệ
rating tối thiểu 10%; 15% là thuộc diện
xuất sắc. Tuy nhiên, hiện nay, tiêu chí
này đã giảm xuống căn cứ vào tình
hình thực tế. Chỉ cần duy trì ở mức 8%
là chương trình có thể phát trong giờ
vàng. Những chương trình đạt được tỉ
lệ 15% gần như vắng bóng.
Không nằm ngoài xu hướng chung
của ngành truyền thông thế giới, Đài
TBS cũng phải cắt giảm ngân sách,
nhiều nhất ở các đơn vị sản xuất
chương trình và kĩ thuật. Tất cả các
đội ngũ đều đang trong giai đoạn nỗ
lực để tiết kiệm chi phí. Do đó, chúng
tôi đặt ra tiêu chí cho các chương
trình của mình là phải tiết kiệm và chất
lượng, điều chỉnh theo phản ứng của
khán giả.
Được biết, rất nhiều chương
trình truyền hình tại Nhật ảnh hưởng
từ phong cách của truyền hình Âu -
Mỹ?
Những năm 70 thế kỉ trước, Nhật
Bản đã nhập khẩu rất nhiều bộ phim
của truyền hình phương Tây mà đặc
biệt là Mỹ để phát sóng. Hiện nay,
phần lớn các đài của Nhật đều phát
sóng các chương trình do mình tự sản
xuất. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu
trong nước, rất nhiều chương trình của
Nhật đã được xuất khẩu và bán bản
quyền tại nhiều quốc gia. Một ví dụ
điển hình chính là chương trình
Sasuke
do TBS sản xuất. Chương trình thể
thao thực tế mang tính đối kháng này
hiện là một trong những game show
lâu đời nhất đã hoạt động được hơn 30
mùa từ năm 1997 đến nay và thành
công tại nhiều quốc gia, trong đó có
Việt Nam.
Cơn bão công nghệ 4.0 đang
len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời
sống, việc mở rộng phát triển nội
dung truyền hình trên nền tảng số
tại Nhật gặp phải những khó khăn
và thách thức gì không, thưa ông?
Tôi khá ngạc nhiên khi thấy nội
dung số và thói quen xem truyền hình
trực tuyến ở Việt Nam phát triển với tốc
độ chóng mặt. Ở Nhật, lượng khán giả
xem truyền hình truyền thống có giảm
nhưng không đến mức nghiêm trọng.
Nhiều khán giả vẫn trung thành với
chiếc tivi truyền thống, nhưng trong
lương lai, có thể cơn bão xem trực
tuyến sẽ đổ bộ vào Nhật giống như ở
Việt Nam. Thời gian gần đây, TBS đã
bắt đầu quan tâm đến việc đưa nội
dung lên nền tảng số và phát triển
truyền hình giao thức Internet. Điển
hình, tháng 4 năm nay TBS đã khởi
động kênh video trực tuyến Paravi. Nếu
như tình trạng vi phạm bản quyền trực
tuyến là một trong những trở ngại lớn
nhất đối với nhiều đơn vị truyền thông
trong quá trình phát triển nội dung số thì
may mắn là ở Nhật, vấn đề này được
kiểm soát hết sức chặt chẽ và nghiêm
ngặt. Bên cạnh đó, TBS cũng sẽ tăng
cường xuất khẩu nội dung ra nước
ngoài trong thời gian tới nhằm mở rộng
thị trường, giúp các sản phẩm truyền
hình Nhật Bản đến gần hơn nữa tới
khán giả khắp nơi trên thế giới.
Xin cảm ơn ông!
AN KHÊ
(Thực hiện)
TBS là một trong bốn đài truyền hình tư
nhân lớn nhất Nhật Bản. Trong những
năm qua, TBS đã có nhiều hoạt động
hỗ trợ và hợp tác với VTV trong việc sản
xuất chương trình và phim truyền hình
như:
Sắc màu Nhật Bản, Khúc hát mặt
trời, Người cộng sự…
Ghi hình CT
Sắc màu Nhật Bản 2018 - Trải nghiệm du lịch xanh
Người cộng sự
- bộ phim hợp tác giữa Đài TBS và VTV
Khúc hát mặt trời
- bộ phim đặc biệt của VTV
nhận được sự ủng hộ của TBS