33
dài. Những trang phục khác, thế giới
người ta làm hết rồi, riêng áo dài là để
tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ Việt”. Áo
dài không đơn thuần là trang phục mà
nó là lối sống, triết lí, tôn giáo, căn
cước văn hoá, niềm kiêu hãnh của một
dân tộc. Khi mặc trên mình chiếc áo
dài, mọi người đều có ý thức điều
chỉnh lời ăn tiếng nói, cử chỉ, hành vi.
Áo dài tuy vô tri, vô giác nhưng nó
mang một quy luật ngầm, buộc người
mặc phải điều chỉnh bản thân cho phù
hợp. Năm 2019 là tròn 30 năm Sĩ
Hoàng bén duyên với công việc thiết
kế và anh cảm thấy hài lòng với những
gì mình đã làm được ở lĩnh vực này.
Trong những lần lưu diễn và tham
gia các lễ hội văn hoá ở nước ngoài, Sĩ
Hoàng nảy ra ý định sẽ xây dựng một
bảo tàng áo dài và quyết tâm thực hiện
bằng được ý tưởng đó cho dù “vừa
làm vừa hoang mang, không biết mình
sẽ đi được tới đâu”. Dự án này kéo dài
tận 12 năm, khó khăn thì không thể kể
hết. Đó là khoảng thời gian anh tạm rời
xa hào quang của sân khấu, từ bỏ
cuộc sống tiện nghi, lăn lộn dưới vườn
suốt ngày như một người nông dân
thực thụ, thậm chí còn phải cầm cố
nhà đất, bán xe, vay mượn khắp nơi,
có những lúc tưởng chừng như bế tắc.
“Nhưng rồi lại tìm ra lối thoát, chắc vì
mình làm văn hoá nên trời cũng
thương”, anh bùi ngùi nhớ lại.
Những ai từng tới thăm Bảo tàng
Áo dài mới thấy được những gì Sĩ
Hoàng đã làm quả là một kì tích, chứa
đựng tất cả tình yêu, sự trân trọng và
khát khao muốn gìn giữ văn hoá truyền
thống trong xã hội hiện đại. Điểm nhấn
của Bảo tàng là khu trưng bày về lịch
sử áo dài Việt Nam, từ chiếc áo dài tứ
thân thế kỉ 17, áo dài 5 thân đến áo dài
Vương triều thế kỉ 19, áo dài cổ cao, áo
dài cổ hẹp, áo dài cổ Hiphop những
năm 50 thế kỉ 20. Bên cạnh đó, Sĩ
Hoàng còn mở rộng nhiều khu khác
nhau, gắn liền với các di sản văn hoá
Việt như: Áo dài với nhã nhạc Cung
đình Huế, Áo dài với hát quan họ, hát
then, hát xoan, đờn ca tài tử…
ĐẦY ẮP NHỮNG HOÀI BÃO
Chắc hẳn, rất nhiều người bất ngờ
khi Sĩ Hoàng thú nhận, lúc nào cũng
thiếu tiền vì toàn mơ làm những chuyện
vượt xa khả năng cũng như trách
nhiệm của bản thân. “Trước kia tôi mơ
làm thư viện, thì cũng đã tặng một thư
viện cho trại giam ở Bình Thuận, sau
đó là ước
mơ xây
dựng Bảo
tàng Áo
dài, bảo
tàng đầu tiên về trang phục của người
phụ nữ Việt Nam. Sau đó thì cố gắng
tự chủ về mặt kinh doanh để có nguồn
kinh phí tiếp tục thực hiện những ước
mơ “điên rồ” của mình. Hiện giờ, tôi
đang mơ ước xây dựng một nhà hát,
nhỏ thôi, để biểu diễn các loại hình âm
nhạc truyền thống”.
Ở tuổi 56, Sĩ Hoàng vẫn tràn đầy
năng lượng, nhiệt huyết và khát khao
cống hiến.
Đầu năm 2019, Sĩ Hoàng
sẽ thành lập một cơ quan, giống như
sự tiếp nối của Bảo tàng Áo dài, nơi
lưu trữ tất cả các tư liệu, hình ảnh, hiện
vật, về văn hoá mặc của người Việt từ
xưa tới nay. Để làm được điều này anh
đã mời nhiều nhà khoa học ở các lĩnh
vực như: dân tộc học, văn hoá học,
bảo tàng học, sử học… về hợp tác. Đó
là những bước chuẩn bị cho ý tưởng
tạo ra một cuốn
Từ điển Áo dài Việt
Nam
. Đây sẽ là tài liệu đầy đủ và đáng
tin cậy, tập hợp tất cả những gì liên
quan đến áo dài ở nhiều lĩnh vực, từ
lịch sử, văn học, mĩ thuật, điện ảnh, âm
nhạc, kĩ thuật…
THU TRANG
“Có động lực sống thì sẽ biết mình cần phải
làm gì cho cuộc sống, luôn có những nguồn
năng lượng mới, sáng tạo mới. Tuy nhiên,
cái giá tôi phải trả là không có thời gian
cho bản thân, không có được một gia đình
của riêng mình. Tất cả tâm trí của tôi đều
dành hết cho công việc và những công việc
ấy đều hướng tới các giá trị cộng đồng” -
NTK Sĩ Hoàng.
Long bào của vua Bảo Đại phục chế hơn 1 tỉ đồng
Áo dài cách tân với nhiều hoạ
tiết vui nhộn dành cho
các bạn nhỏ
Không gian mở,hướng tới thiên nhiên và mang đậm hồn Việt