57
Góc khuất hôn nhân
thì nhiệm vụ của
người dẫn không phải là nói mà phải
lắng nghe.
Dẫn chương trình mà nói ít thì
có vẻ hơi lạ, nhất là với người hoạt
ngôn như chị?
Lắng nghe để có thể đồng cảm với
câu chuyện của hai nhân vật chính.
Đây là chương trình về “góc khuất” mà,
nghĩa là hai vợ chồng đang có chuyện
muốn giãi bày. Vì thế,
mình phải bắt nhịp
kịp với tâm lí đó. Khi
mình nói bất cứ
chuyện gì thì phải
biết cách khơi gợi
những điều bấy lâu
họ giấu kín, để đến
phút cuối có thể
tổng kết lại, giúp hai
vợ chồng nhận ra được vấn đề và giữ
gìn mối quan hệ hôn nhân bền chặt
hơn, thấu hiểu nhau hơn. Cách tôi chọn
là lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn là
dẫn dắt câu chuyện.
Trong chương trình có cả các
nghệ sĩ nổi tiếng và là đồng nghiệp
quen thuộc với chị. Đó có phải là
thuận lợi cho chị không?
Tôi rất vui khi gặp đồng nghiệp ở
chương trình này. Trong cuộc sống,
chúng tôi thường gặp nhau nhưng thật
sự mình chưa hiểu hết được họ. Trong
Góc khuất hôn nhân,
các nghệ sĩ chia
sẻ với tôi, có những nụ cười sảng
khoái, có những giọt nước mắt nghẹn
ngào thì mình thật sự xúc động. Đồng
nghiệp cũng giống như người thân của
mình. Những người không quen biết
mà mình còn lắng nghe, chia sẻ câu
chuyện với họ huống hồ là người quen,
thấy mình thuận lợi hơn vì dễ tiếp cận
và đồng cảm với những điều họ
chia sẻ.
Chị đầu tư trang phục cho
chương trình này như thế nào?
Khi tham gia bất kì chương trình nào
tôi cũng đều đầu tư trang phục để khán
giả dễ nhận biết. Chẳng hạn với chương
trình về cặp đôi vừa cưới thì tôi chỉ mặc
áo dài, trong chương trình hẹn hò thì
tôi mặc trang
phục trẻ trung,
năng động, còn
với
Góc khuất
hôn nhân
thì tôi
đầu tư nhiều
hơn. Trang phục
sang trọng, tinh tế
hơn để tạo sự
đằm thắm, chínchắn,
trưởng
thành.
Để chương trình hấp dẫn hơn,
chị có trao đổi kịch bản trước với
các khách mời không?
Tôi hoàn toàn không trao đổi trước
bất cứ điều gì với các nhân vật tham
gia. Khi ghi hình tôi mới tiếp xúc trực
tiếp. Nếu trong quá trình thực hiện, tôi
có ý kiến riêng thì sẽ trao đổi, góp ý
ngay với biên tập để chương trình hấp
dẫn mà những người trong cuộc vẫn
cảm thấy thoải mái chia sẻ. Việc tìm
hiểu, trao đổi trước với các nhân vật
chính sẽ khiến chương trình không còn
khách quan, tự nhiên. Hãy để cho mọi
việc tự nhiên nhất thì sẽ hay hơn.
Kết thúc mỗi chương trình, các
cặp vợ chồng thường dành cho nhau
lời hứa thay đổi để cuộc sống gia
đình tốt đẹp hơn. Chị có từng nghe
nhắc đến hoặc tận mắt chứng kiến
sự thay đổi của các cặp đôi sau
đó không?
Tôi vẫn chưa có điều kiện để chứng
kiến họ thay đổi như thế nào vì chương
trình này chỉ mới phát sóng gần đây
thôi. Trong khi đó, những vấn đề các
cặp đôi nêu lên trong chương trình hầu
hết là thói quen, tính cách. Hôm nay
mới tham gia chương trình mà ngày
mai thay đổi luôn thì rất khó. Mọi thứ
đều cần có thời gian, quá trình để
thích nghi.
Các tình huống trong chương
trình có hỗ trợ thêm điều gì cho
chị trong mối quan hệ thực tế
cuộc sống?
Không riêng gì tôi mà những khách
mời đều cảm thấy thích thú, lắng nghe
câu chuyện và đôi lúc có góp ý, chia sẻ
theo quan điểm chủ quan của người
ngoài cuộc. Sau mỗi câu chuyện của họ
thì tất cả mọi người tham gia và khán
giả đều có thể rút ra được bài học cho
riêng mình. Bản thân tôi cũng là người
từng đổ vỡ trong hôn nhân, trải qua
mười mấy năm sống một mình nên
nhìn xung quanh thấy có rất nhiều cặp
đôi bên nhau thời gian dài thì vô cùng
ngưỡng mộ. Tôi cũng chứng kiến không
ít người yêu nhau tha thiết nhưng sớm
đổ vỡ và để lại nhiều hệ lụy cho con cái,
gia đình. Tôi rất thích chương trình này
vì được lắng nghe và rút bài học kinh
nghiệm nhiều hơn là ý kiến cá nhân là
họ nên làm gì để tốt hơn.
Xin cảm ơn chị!
Lưu Phương
(Thực hiện)