54
Phía sau màn hình
Cũ người…
Tương tác, lắng nghe ý kiến khán
giả để thu hút, tăng rating… đã được
nhiều nhà sản xuất phim truyền hình ở
các quốc gia có ngành truyền hình phát
triển áp dụng từ lâu. Phim truyền hình
Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông
xưa nay đều nổi tiếng ở việc quan tâm,
yêu chiều khán giả. Ngày nay, mạng xã
hội, website phát triển mạnh càng khiến
việc kết nối với khán giả càng dễ dàng
và thuận lợi. Khán giả có thể nhắn tin,
trò chuyện trực tiếp với ekip sáng tạo,
đạo diễn để trao đổi điều mình thích thú
hoặc không vừa ý. Nhà sản xuất thường
có những buổi giao lưu đoàn phim, giao
lưu giữa khán giả với nhân vật, đạo
diễn… để khán giả được gần gũi hơn
với nhân vật của mình. Trong quá trình
sản xuất phim, khán giả cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc tác động tới
diễn biến của bộ phim. Thực tế, không
ít bộ phim của Hàn Quốc đã phải thay
diễn viên, thay đổi tình tiết dự tính, thay
kết thúc vì tiếp thu sự góp ý của khán
giả. Hoặc để chiều khán giả, có những
bộ phim có đến 2 - 3 cái kết phim cho
khán giả tự lựa chọn.
Tương tác khán giả là một cách
làm hiện đại và mang tính kịp thời, khơi
gợi sự hứng thú cho khán giả. Phim có
hay, hấp dẫn, thành công mới tạo ra
hình thức tương tác này. Đó cũng là
kênh để đong đếm sự yêu thích của
khán giả với mỗi sản phẩm phim. Khán
giả quan tâm nhiều thì việc thay đổi
theo những ý kiến đa chiều của khán
giả giúp nhà sản xuất thêm những nhấn
nhá để tăng tính hấp dẫn. Tuy rằng,
không nhất định phim nào cũng nên làm
theo lối này vì còn phải tính đến chi phí
sản xuất phát sinh.
Kết phim bất ngờ
vì chiều lòng khán giả
Khác với phim điện ảnh, phim
truyền hình thường dài tập nên
có cơ hội chiều lòng khán giả
ngay trong quá trình sản xuất.
Vừa chiếu vừa tương tác khán
giả, thậm chí thay đổi kết phim
là một xu hướng làm phim
không chỉ mang đến hiệu quả
trong quảng bá bộ phim mà
còn là kênh lắng nghe
khán giả để tạo ra những
sản phẩm tốt hơn.
Tình tay ba trong
Ngày ấy
mình đã yêu
sẽ có một cái
kết do khán giả lựa chọn