62
Phía sau màn hình
1001 tâm sự tuổi ô mai
Thiếu niên nói
là tiết mục dành cho
các em học sinh từ tiểu học đến trung
học nói lên những suy nghĩ của mình
với một người bất kì hoặc một sự việc
bất kì. Những tâm tư này được các em
nói trước toàn thể giáo viên, phụ
huynh và học sinh trong trường. Bối
cảnh chính là khu vực sân trường. Nhà
sản xuất thiết kế khu vực sân khấu cao
khoảng tầng lầu thứ hai hoặc ba để
các em đứng trên cao và chia sẻ điều
mình muốn nói với mọi người phía
dưới. Chương trình đã xây dựng không
gian đặc biệt để các em có được sự
chú ý cao nhất của mọi người, giảm
các yếu tố can thiệp bên ngoài có thể
tác động đến tâm lí của các em trong
khi đang thể hiện tâm tư. Đồng thời,
không gian rộng lớn cũng khiến các
em phải nói thật to, thật rõ thì mọi
người mới có thể nghe thấy, điều này
đồng thời cũng có tác dụng giải tỏa
tâm lí.
Đây là lần đầu tiên một chương
trình thực tế nghiêng về tâm lí học
đường ra mắt. Chương trình lên sóng
vào 19h35 thứ Hai và thứ Năm hàng
tuần. Mỗi số không hạn chế số lượng
học sinh tham gia bày tỏ tâm tư của
mình. Những điều tưởng chừng nhỏ
nhặt như cô em gái thấy anh trai không
cho mình đọc sách thì tưởng là anh
ghét mình, cô chị một lần thấy mẹ lấy
đùi gà cho em trai nên nghĩ mẹ thiên vị,
cậu con trai không biết làm thế nào khi
không khí gia đình ngột ngạt vì bố mẹ
chiến tranh lạnh, chàng trai thích vào
đội cổ vũ luôn bị bạn bè kì thị là đồ ẻo
lả, cô bé lấy hết can đảm để gọi cha
dượng là cha... Có rất nhiều tâm sự đa
dạng, giản dị, hồn nhiên đến bất ngờ
được các em thoải mái chia sẻ trong
chương trình.
Giờ ngoại khóa đặc biệt
Sau khi phát sóng, chương trình
nhận được vô số lời khen về phương
thức giáo dục mới mẻ, giúp giới trẻ
ngày càng tự tin thể hiện bản thân. So
với những nước phương Tây có tư duy
giáo dục cởi mở, đề cao cái tôi cá nhân
thì thế hệ trẻ châu Á vẫn còn gặp nhiều
trở ngại vì quan niệm truyền thống.
Những quan niệm lễ giáo khiến trẻ em
gặp khá nhiều áp lực trong cuộc sống.
Do vậy, phương thức “xả stress” mới
của chương trình
Thiếu niên nói
mang
lại quan niệm mới về giáo dục. Những
giây phút chia sẻ thoải mái của chương
trình được xem là giờ ngoại khóa đặc
biệt cho các em.
Các nhà nghiên cứu giáo dục ở
Trung Quốc đều đánh giá rất cao ý
nghĩa và hiệu ứng của
Thiếu niên nói
.
Giáo sư Khổng Lệnh Thuận ở Học viện
Truyền thông Quảng Châu cho biết:
“Chương trình thể hiện trách nhiệm xã
hội của truyền thông khi có quyền lực
đặc biệt và được khán giả tin tưởng”.
Phó giáo sư Giang Trục Lãng của Đại
học Truyền thông Trung Quốc nhận
định: “Chương trình đã phá vỡ những
rào cản cũ kĩ, giúp những người trẻ có
được diễn đàn của riêng họ để chủ
động thể hiện tiếng nói bản thân”.
Chương trình giúp các em nhỏ
được thổ lộ tâm sự của mình trước
mọi người. Trải nghiệm này giúp các
em thêm tự tin khi gặp khó khăn trong
cuộc sống, đồng thời học cách chia sẻ
và biết lắng nghe.
G.Trúc
Lắng nghe
lời con trẻ
Ngay từ số đầu tiên lên sóng Đài
Truyền hình Hồ Nam (Trung
Quốc) vào giữa tháng 6 vừa
qua, chương trình truyền hình
thực tế
Thiếu niên nói
đã gây ấn
tượng mạnh. Chia sẻ của các em
học sinh trong chương trình
đã mang lại cả nụ cười lẫn
nước mắt cho khán giả.
Các hình ảnh trong chương trình