51
ngoài quy tụ về rất đông vui. Niềm
hạnh phúc khi tham gia
Sasuke
Việt
Nam
của nhóm thí sinh nước ngoài
khiến ekip thực hiện cảm thấy rất hài
lòng khi đầu tư công sức trong quá
trình sản xuất. So với những người
chơi nước ngoài, các vận động viên
Việt Nam vẫn không hề kém cạnh. Đặc
biệt, đối với những bộ môn đòi hỏi sự
khéo léo, bền bỉ, dẻo dai và nhẹ cân,
các vận động viên Việt Nam tỏ ra có
nhiều ưu thế. Các cuộc giao hữu cũng
có sự thay đổi về cách thức tổ chức.
Thay vì chia làm ba đội Việt Nam, Nhật
Bản và đội quốc tế còn lại, mỗi đội 5
người thì năm nay, ban tổ chức chia
thành 4 đội: Việt Nam 1, Việt Nam 2,
đội Nhật và đội quốc tế, mỗi đội gồm 3
người. Các đội bốc thăm thi đấu theo
cặp, sau đó hai đội thắng lại thi đấu
tiếp với nhau, chỉ thi vòng 3 và leo
tháp. Không như mọi khi, một người đi
hết chuỗi thử thách, năm nay các thí
sinh thi tiếp sức giống như chạy tiếp
sức trong điền kinh. Về nghệ sĩ khách
mời, thay vì trải nghiệm, năm nay họ
chỉ đến như một người bình luận cùng
với MC chính. Những góc nhìn và bình
luận của nghệ sĩ sẽ giúp chương trình
thêm phần thú vị, hấp dẫn.
Những giọt mồ hôi
sau khuôn hình
Không giới hạn - Sasuke Việt Nam
là game show do Đài THVN tự sản
xuất với kinh phí đầu tư lớn nhất từ
trước đến nay. Vòng Chung kết
Không
giới
hạn - Sasuke Việt Nam
diễn ra tại
sân khấu ngoài trời của Đài THVN tại
Bình Dương có diện tích 20.000m
2
,
với các chuỗi thử thách liên hoàn được
thiết kế, sản xuất dưới sự giám sát
chặt chẽ của các chuyên gia Nhật Bản.
Đây là một game show có quy mô lớn,
cùng nhiều thử thách khó đòi hỏi sức
bền và thể lực nên ekip thực hiện
không tránh khỏi những băn khoăn,
trăn trở trong quá trình sản xuất. Tuy
nhiên, rút kinh nghiệm từ ba mùa
trước, ekip đã nắm bắt được tất cả tình
huống, sự cố có thể diễn ra trong công
tác chuẩn bị và hoàn tất thành công 20
số ghi hình của
Không giới hạn -
Sasuke Việt Nam
mùa 4.
Nếu như trên sóng,
Sasuke Việt
Nam
là những hình ảnh vượt qua thử
thách đầy mồ hôi và nước mắt thì đằng
sau hậu trường là sự cố gắng nỗ lực
của cả ekip làm chương trình. Những
năm 1996 - 1997 trên VTV3 đã có
Trò
chơi liên tỉnh
- một thể loại game show
tương tự
Sasuke
nhưng so về mọi
mặt,
Trò chơi liên tỉnh
quá đơn giản so
với Sasuke
về đạo cụ, thử thách và chỉ
diễn ra trong nhà thi đấu. Chính vì vậy,
mọi thứ đều kiểm soát rất tốt, thuận lợi
trong tác nghiệp, khi ấy chỉ dùng 6 - 7
máy quay và một máy lẻ. Đối với
Sasuke Việt Nam,
ekip phải huy động
tổng cộng 20 máy quay để thể hiện hết
các góc máy làm chậm, cẩu, ray để có
hình ảnh đẹp nhất. Những thử thách
liên hoàn tại
Sasuke
khiến ekip phải
làm việc kĩ lưỡng về công tác chuẩn bị,
bố trí máy quay để không bỏ lỡ một chi
tiết hình ảnh nào trong quá trình thí
sinh thi. Thời điểm ghi hình chương
trình ở Bình Dương thường rơi vào
mùa hè nên các đạo cụ bằng kim loại,
các cọc sắt rất nóng, gây khó khăn
trong quá trình thi đấu. Chính vì vậy,
thời gian ghi hình thường bắt đầu từ
19h hôm trước, kéo dài đến 3 - 4h hôm
sau. Do nhịp sinh học thay đổi, không
chỉ thí sinh mà chính ekip thực hiện
cũng rất mệt trong gần 2 tuần ghi hình.
Tuy vậy, với mong muốn mang đến
một màu sắc mới lạ trong nhiều sân
chơi giải trí hiện nay, dù gặp không ít
khó khăn thử thách nhưng ekip thực
hiện luôn coi
Sasuke Việt Nam
là
nhiệm vụ thường niên mà họ không
muốn bỏ lỡ mỗi dịp hè về.
Nhà báo Trần Ngọc Minh, Phó
trưởng phòng Sự kiện - Xã hội - Ban
Sản xuất các chương trình giải trí,
Những khoảnh khắc vỡ òa hạnh phúc của các thí sinh
Lê Hoa
(Xem tiếp trang 52)